TÁC PHẨM DỰ THI CUỘC THI VIẾT
Về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt Trường Cao đẳng Công nghệ Cao Hà Nội thành phố Hà Nội năm 2024.
Họ tên người viết: Đinh Thị Hoài Phương
Ngày sinh: 7/8/1994
Số điện thoại: 0975.658.837
Chức vụ/Đơn vị công tác: Chuyên viên Trung tâm tuyển sinh và GQVL
Họ tên nhân vật: Phí Thị Hằng Nga
Ngày sinh: 29/09/1986
Chức vụ/Đơn vị công tác: Trung tâm TS&GQVL trường Cao Công nghệ Cao Hà Nội
Bài dự thi
Phí Thị Hằng Nga- Nữ biên tập viên tâm huyết thầm lặng cống hiến cho sự phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp
Hằng Nga – nữ biên tập viên có vóc dáng nhỏ nhắn, xinh xắn cùng tài năng viết lách vô cùng sắc sảo, nhạy bén là tên gọi quen thuộc, được các cán bộ giáo viên trường Cao đẳng Công nghệ Cao Hà Nội tin yêu nhớ đến vì mọi người rất ấn tượng về các bài truyền thông có sức lan tỏa rất cao trong công tác dân vận, thông tư tưởng cho các em học sinh, sinh viên cùng phụ huynh khi xác định học tham gia học nghề.
Với tình yêu cho văn học ngay từ khi còn bé, cô Hằng Nga đã gắn bó với cây bút, vần thơ một cách tự nhiên như là bản năng trời phú ban tặng cho mình. Cô đã quyết tâm theo đuổi và là một trong những gương mặt tiêu biểu cho lớp cử nhân Văn học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Với tấm bằng giỏi trong tay, cô được rất nhiều tòa sạn, tạp chí lớn như Tuổi trẻ, Quân đội săn đón nhưng có lẽ tình yêu lan tỏa cho sự phát triển giáo dục nghề nghiệp là cơ duyên cho cô được cống hiến và làm việc tại trường Cao đẳng Công nghệ Cao Hà Nội từ khi còn sơ khai thành lập. Còn nhớ 2010 – những năm tháng đầu khi nhà trường mới thành lập là những năm tháng vô cùng gian nan, thử thách, khó khăn chồng chất khó khăn khi phải đối diện với sự thiếu thốn về vật chất, nhân lực rồi thách thức giữa những cuộc đua để vào các trường Đại học hàng đầu, thương hiệu lớn với thương hiệu trường nghề còn sơ khai thành lập. Cô Hằng Nga đã vận dụng một cách khéo léo, nắm bắt được tâm lý công chúng bằng những bài viết rất sắc sảo nêu lên các đặc tính nổi bật mang lại những lợi ích vượt trội khi xác định tham gia học nghề ngay từ đầu. Những bài viết của Cô đã đánh tan đi tâm lý tự ti, mặc cảm của đại đa số học sinh và phụ huynh khi chưa nhận thức rõ giá trị của giáo dục nghề nghiệp mang lại. “Chọn trường cho con kỳ 1: Hội chứng FOMO sợ bị bỏ lỡ – Ghi danh sớm vào lớp 10 hệ THPT Cao đẳng tại HHT” rồi “Chọn trường cho con kỳ 2: Định hướng cho con học hệ Cao đẳng 9+ như người cha đã từng” là những bài viết được phụ huynh, học sinh rất quan tâm, giúp thông tư tưởng, giảm áp lực thi cử vào lớp 10 công lập tại Hà Nội. Lối đi mới sau khi tốt nghiệp THPT thay vì cố đâm lao vào Đại học để có được bằng cấp, mà thiếu đi kỹ năng nghề đã được cô nêu lên qua những bài viết rất giá trị:“Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, chọn nghề dịch vụ thú y tại HHT để kiến tạo tương lai”. Bằng sự kiên trì, nhẫn nại, tính truyền thông bắt kịp với thời thế, những bài viết cô đã làm thay đổi tích cực, góp phần đẩy lùi tư tưởng trọng bằng cấp hơn trọng giá trị của kỹ năng nghề. Chính vì vậy, số lượng học sinh tham gia học nghề tại các chương trình như hệ song bằng THPT + Cao đẳng, hệ Cao đẳng thực hành, hệ ngắn hạn Sơ cấp, Trung cấp đã tăng dần qua các năm. Thậm chí, còn có những học viên sau khi nhập học ước muốn được học nghề sớm hơn dù đã hoàn thành chương trình Đại học. Các học sinh, sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học đều được giới thiệu việc làm, thực tập và làm việc tại các Doanh nghiệp, ngoài ra còn có khả năng tự tạo việc làm, khởi nghiệp như mở cửa hàng (như cửa hàng sửa chữa thiết bị máy tính, điện điện tử). Những em nào có vốn ngoại ngữ tốt như tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc còn có cơ hội ứng tuyển vào các chương trình liên kết, chuyển tiếp sang học tập và làm việc tại nước ngoài. Như vậy cơ hội việc làm của các em được rộng mở, phát huy được tối đa năng lực và vốn kiến thức mình có được khi học tập tại trường.
Với đức tính siêng năng, chịu khó, các bài viết luôn được cô thức đêm, thức hôm gia công tỉ mỉ với câu từ chỉn chu, trao chuốt cùng hình ảnh góp nhặt hàng ngày đã tạo nên những câu chuyện rất sống động, có sức ảnh hưởng tích cực tới người đọc. Dù bài hay tới đâu, cô luôn khiêm tốn ẩn dấu tên mình lại, thầm lặng ẩn mình như chỉ muốn cho đi mà không mưu cầu nhận lại gì. Đó là đức tính như cụ Hồ đã từng dạy:”Cần, Kiệm, Liêm chính, Chí công vô tư”. Trải qua quá trình công tác, cô đã được ghi nhận thông qua các thành tích như Khen thưởng công tác tuyên truyền tư vấn tuyển sinh, Khen thưởng về công tác tuyên truyền về Bảo vệ An ninh tổ quốc.
Ngoài ra, cô còn tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền trực tiếp tại các điểm tuyển sinh ở các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận ở thủ đô. Do đó, gương mặt cô dần quen thuộc và gần gũi với rất nhiều phụ huynh, học sinh, đặc biệt là ở địa bàn Huyện Thạch Thất – nơi cô sinh ra và lớn lên, người dân không còn xa lạ giá trị nghề nghiệp mà trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội (HHT) mang tới. Đó cũng là một phần do tình yêu với nghề nghiệp, trách nhiệm gắn với cộng đồng mà cô lan tỏa ngay từ chính nơi mình sinh thành.
Bản thân tôi khi công tác tại Trung tâm TS&GQVL, tôi cảm thấy thật vui và cảm thấy thật may mắn, tự hào khi được là đồng nghiệp của cô, được cô truyền đạt, chỉ bảo rất nhiều điều trong công việc và cuộc sống. Tôi cảm nhận cô là tấm gương sáng trong việc tận tâm, không ngại vất vả để cống hiến cho đơn vị nói riêng và hệ thống giáo dục nghề nghiệp nói chung. Cô luôn cho tôi có động lực, ý chí để cố gắng quyết tâm xây dựng Trường Cao đẳng Công nghệ Cao Hà Nội luôn vươn lên phát triển mạnh và bền vững, luôn là đơn vị dẫn đầu trong các phong trào thi đua của Thành phố và xứng tầm với công trình trọng điểm 1000 năm Thăng Long Hà Nội.