Khoa Điện – Điện tử
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
Nhà D Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội
Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Điện thoại: (024) 3765 3904
Website: www.hht.edu.vn
I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Khái quát chung:
Khoa Điện - Điện tử được hình thành gắn liền với lịch sử xây dựng và phát triển nhà trường. Là một trong những khoa mũi nhọn, khoa Điện - Điện tử đã không ngừng đổi mới và lớn mạnh theo thời gian. Hiện nay, khoa được trang bị hệ thống các phòng học tích hợp hiện đại đạt tiêu chuẩn; đội ngũ cán bộ, giảng viên tâm huyết, có trình độ, kiến thức, tay nghề, xứng tầm với trường Cao đẳng chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn Quốc tế.
- Các ngành nghề đào tạo gồm:
- Nghề: Điện công nghiệp
- Nghề: Kĩ thuật Lắp đặt và Điều khiển điện trong công nghiệp
- Nghề: Điện tử công nghiệp
- Nghề: Kỹ thuật Lắp ráp và Sửa chữa máy tính
- Nghề: Quản trị mạng
- Nghề: Kĩ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí
Các nghề khoa đang đào tạo được xã hội đánh giá là “Nghề của hiện tại và tương lai”. Cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp của các nghề mang đến cho người học là rất lớn. Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc cho các nhà máy, xí nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực được đào tạo. Đặc biệt, người học có khả năng khởi nghiệp; tư vấn; cung cấp các giải pháp trong các lĩnh vực công nghệ được đào tạo; có khả năng trở thành cán bộ quản lí, chuyên viên kĩ thuật làm việc cho các cơ quan nhà nước, các công ty nước ngoài hoặc cán bộ giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu.
Ngoài các kiến thức về chuyên môn, sinh viên tốt nghiệp từ các ngành của khoa được trang bị kĩ năng giao tiếp tốt; kĩ năng làm việc theo nhóm; khả năng sử dụng tin học và ngoại ngữ tốt trong giao tiếp và công việc chuyên môn; có tinh thần làm việc nghiêm túc, tự giác tuân thủ pháp luật, chấp hành kỉ luật lao động và nội quy của Doanh nghiệp; có ý thức cầu tiến, biết vươn lên trong công việc; không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào giải quyết công việc chuyên môn; có đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp; có khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn; có đủ khả năng và điều kiện theo học ở các bậc trình độ cao hơn.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. TRƯỞNG KHOA: Th.S Nguyễn Thị Hồng
Nhiệm vụ chính:
- Lãnh đạo, quản lí toàn diện các mặt công tác của khoa theo chức năng, quyền hạn được giao;
- Trực tiếp phụ trách các mặt công tác: Đảm bảo chất lượng đào tạo; quản lí tài sản, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo; tổ chức nhân sự, thi đua khen thưởng, kỉ luật viên chức - người lao động và sinh viên trong khoa;
- Xây dựng chiến lược phát triển của khoa theo định hướng phát triển của Nhà trường;
- Chịu trách nhiệm về việc phát ngôn của Khoa.
2. PHÓ TRƯỞNG KHOA: Th.S Nguyễn Đồng Bính
Nhiệm vụ chính:
- Phụ trách công tác đào tạo: Theo dõi, lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện nề nếp chuyên môn của các bộ môn khi thực hiện các hoạt động đào tạo.
- Phụ trách công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế của khoa.
- Phụ trách công tác dự giờ, theo dõi và tổ chức thực hiện kế hoạch thi nghiệp vụ sư phạm giỏi của khoa.
3. GIÁO VỤ KHOA: K.S Vũ Thị Nhàn
Nhiệm vụ chính:
- Nhập và lưu trữ điểm các học phần
- Tư vấn cho sinh viên học bù, học chuyển đổi, học bổ sung
- Theo dõi, báo cáo với Ban lãnh đạo khoa tình hình điểm thi kết thúc các học phần (kể cả thực tập và đồ án tốt nghiệp)
4. BỘ MÔN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP:
Nhiệm vụ chính:
- Trực tiếp phụ trách các mặt công tác: Đảm bảo chất lượng đào tạo; quản lí tài sản, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo; tổ chức nhân sự, thi đua khen thưởng, kỉ luật viên chức - người lao động và sinh viên trong Bộ môn Điện công nghiệp.
- Xây dựng chiến lược phát triển của Bộ môn theo định hướng phát triển của Khoa và Nhà trường.
- Chịu trách nhiệm về việc phát ngôn của Bộ môn Điện công nghiệp.
- Trực tiếp phụ trách các nghề Điện Công nghiệp; Kĩ thuật ắp đặt và điều khiển điện trong công nghiệp và nghề Điện – nước.
Đội ngũ giáo viên:
TT | HỌ TÊN | CHỨC VỤ | TRÌNH ĐỘ | CHUYÊN NGÀNH |
1 | Đinh Văn Vương | Trưởng bộ môn | ThS | Kĩ thuật Điều khiển và Tự động hóa |
2 | Nguyễn Ngọc Thái | Giảng viên | Kĩ sư | Công nghệ kĩ thuật điện |
3 | Vũ Tuấn Đạt | Giảng viên | ThS | Kĩ thuật điều khiển và Tự động hóa |
4 | Nguyễn Thị Hường | Giảng viên | ThS | Điện |
5 | Đỗ Thị Loan Phượng | Giảng viên | ThS | Sư phạm kĩ thuật |
6 | Hoàng Trung Hiếu | Giảng viên | Kĩ sư | Tự động hóa xí nghiệp công nghiệp |
7 | Nguyễn Thị Thúy Hằng | Giảng viên | ThS | Tự động hóa; ĐH: Điều khiển học kĩ thuật |
8 | Trần Văn Nam | Giáo viên | Kĩ sư | Quản lí năng lượng |
5. BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
Nhiệm vụ chính:
- Trực tiếp phụ trách các mặt công tác: Đảm bảo chất lượng đào tạo; quản lí tài sản, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo; tổ chức nhân sự, thi đua khen thưởng, kỷ luật viên chức - người lao động và sinh viên trong Bộ môn Điện tử công nghiệp.
- Xây dựng chiến lược phát triển của Bộ môn theo định hướng phát triển của Khoa và Nhà trường.
- Chịu trách nhiệm về việc phát ngôn của Bộ môn Điện tử công nghiệp.
- Trực tiếp phụ trách Điện tử công nghiệp
Đội ngũ giáo viên:
TT | HỌ TÊN | CHỨC VỤ | TRÌNH ĐỘ | CHUYÊN NGÀNH |
1 | Hoàng Đức Long | Trưởng bộ môn | ThS | Điện tử |
2 | Nguyễn Hoàng Anh | Giảng viên | ThS | Điện tử Công nghiệp |
3 | Đàm Hồng Duân | Giảng viên | ThS | Kĩ thuật điện tử; Cử nhân ngôn ngữ Anh |
4 | Nguyễn Thị Thanh Vân | Giảng viên | ThS | Kĩ thuật điều khiển và Tự động hóa; Cử nhân ngôn ngữ Anh |
5 | Nguyễn Trung Thị Hoa Trang | Giảng viên | ThS | Kĩ thuật điện tử; ĐH Kĩ thuật Điện, Điện tử |
6 | Cao Hồng Long | Giảng viên | ThS | Kĩ thuật Điện tử viễn thông |
6. BỘ MÔN KỸ THUẬT MÁY TÍNH
Nhiệm vụ chính:
- Trực tiếp phụ trách các mặt công tác: Đảm bảo chất lượng đào tạo; quản lý tài sản, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo; tổ chức nhân sự, thi đua khen thưởng, kỉ luật viên chức - người lao động và sinh viên trong Bộ môn Kỹ thuật máy tính;
- Xây dựng chiến lược phát triển của Bộ môn theo định hướng phát triển của Khoa và Nhà trường;
- Chịu trách nhiệm về việc phát ngôn của Bộ môn Kỹ thuật máy tính;
- Trực tiếp phụ trách các nghề Kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính; Quản trị mạng.
Đội ngũ giáo viên:
TT | HỌ TÊN | CHỨC VỤ | TRÌNH ĐỘ | CHUYÊN NGÀNH |
1 | Nguyễn Văn Dũng | Trưởng bộ môn | ThS | Kỹ thuật điện tử |
2 | Đinh Ngọc Hải | Giáo viên | Cử nhân | Công nghệ thông tin |
3 | Trần Trọng Tùng | Giáo viên | Kỹ sư | Điện tử Công nghiệp |
4 | Nguyễn Thị Nhung | Giáo viên | ThS | Điện tử viễn thông; Cử nhân ngôn ngữ Anh |
5 | Nguyễn Xuân Mạnh | Giáo viên | Kỹ sư | Kỹ thuật điện tử |
7. BỘ MÔN KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
Nhiệm vụ chính:
- Trực tiếp phụ trách các mặt công tác: Đảm bảo chất lượng đào tạo; quản lý tài sản, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo; tổ chức nhân sự, thi đua khen thưởng, kỉ luật viên chức - người lao động và sinh viên trong Bộ môn Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí.
- Xây dựng chiến lược phát triển của Bộ môn theo định hướng phát triển của Khoa và Nhà trường.
- Chịu trách nhiệm về việc phát ngôn của Bộ môn KT máy lạnh và Điều hòa Không khí.
Đội ngũ giáo viên:
TT | HỌ TÊN | CHỨC VỤ | TRÌNH ĐỘ | CHUYÊN NGÀNH |
1 | Nguyễn Văn Lộc | Trưởng bộ môn | Kỹ sư | Nhiệt - Lạnh |
2 | Phan Văn Thọ | Giáo viên | Kỹ sư | Công nghệ kỹ thuật nhiệt |
3 | Vũ Văn Thái | Giáo viên | Kỹ sư | Công nghệ kỹ thuật nhiệt - lạnh |
4 | Đoàn Văn Tỏ | Giáo viên | Kỹ sư | Công nghệ kỹ thuật nhiệt |
5 | Phạm Văn Thú | Giáo viên | Kỹ sư | Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí |
6 | Lê Thị Thúy | Giảng viên | Kỹ sư | Công nghệ kỹ thuật Nhiệt lạnh |
7 | Nguyễn Tuấn Tú | Giáo viên | ThS | Kỹ thuật nhiệt lạnh |
8 | Phạm Tuyết Mai | Giáo viên | ThS |
III. CƠ SỞ VẬT CHẤT
Được sự quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất của nhà trường, Khoa Điện – Điện tử luôn là đơn vị dẫn đầu trong việc đào tạo các ngành nghề. Khoa luôn chú trọng phát triển các thiết bị phục vụ đào tạo giúp cho sinh viên có môi trường học tập, rèn luyện tốt nhất. Hiện tại, khoa có tổng số 26 phòng thực học tích hợp với nhiều trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc các ngành đơn vị đang đào tạo. 100% phòng học tích hợp đều có thiết bị phương tiện hỗ trợ giảng dạy.
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe về nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình phát triển đất nước, trong thời gian tới Khoa có những định hướng phát triển như sau:
- Đổi mới toàn diện các chương trình đào tạo đại học và phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận thực tế sản xuất dựa trên tiêu chuẩn quốc tế (Chuẩn Úc, New Zealand và Châu âu);
- Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ giảng viên trong Khoa, nâng cao tỷ lệ giảng viên có tay nghề và trình độ cao bằng cách thu hút và cử các giảng viên đi đào tạo ở các cơ sở trong và ngoài nước;
- Chuẩn bị các điều kiện để mở thêm chương trình đào tạo liên quan đến thiết bị điện tử y tế; cung cấp thêm các khóa đào tạo ngắn hạn và chuyển giao công nghệ cho các Doanh nghiệp;
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang bị thêm các phòng học tích hợp trọng điểm đạt chuẩn quốc tế để phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học;
- Thiết lập mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các chương trình thực tập và tìm kiếm các cơ hội việc làm cho sinh viên, cung cấp thêm các khóa đào tạo ngắn hạn cho doanh nghiệp;
- Mở rộng mối quan hệ với các Cơ sở đào tạo, các trường Cao đẳng – Đại học trong và ngoài nước nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thực tiễn của xã hội và hội nhập Quốc tế.