Ngày 14/7/2025, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội ban hành văn bản số 1439/CĐCNC về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản:
Bùng nổ ý tưởng – Kiến tạo tương lai: Chung kết Cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo HHT 2025.
Ngày 18/6/2025, tại Hội trường lớn Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, vòng chung kết Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo HHT – 2025” đã diễn ra sôi động, đầy kịch tính và truyền cảm hứng. Sự kiện không chỉ là sân chơi trí tuệ dành cho học sinh – sinh viên HHT mà còn khẳng định mạnh mẽ tinh thần đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đang lan tỏa trong môi trường giáo dục nghề nghiệp hiện đại.
Các cá nhân/đội nhóm – tác giả của các Ý tưởng/dự án tham gia vòng chung kết.
Cuộc thi năm nay thu hút gần 30 ý tưởng tham gia từ sinh viên các khoa: Cơ khí, Công nghệ ô tô, Công nghệ thông tin, Điện – Điện tử, Kinh tế – Du lịch, Ngoại ngữ – Hợp tác quốc tế, Nông nghiệp – Tài nguyên – Môi trường. Trải qua các vòng sơ loại và bán kết, 11 đội thi xuất sắc nhất đã góp mặt tại vòng chung kết, mang đến những ý tưởng đầy táo bạo, khả thi và đậm dấu ấn của thời đại số.
Các đề tài năm nay không chỉ tập trung vào các lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ, mà còn mở rộng sang các xu hướng khởi nghiệp xanh, khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số và phát triển bền vững. Tiêu biểu như: “Inable – Khả năng trong bạn”, “Dự án website hỗ trợ giặt là quần áo 24h”, “Hệ thống điều chế nước sạch bằng năng lượng tái tạo”, “Tái chế phụ tùng – giảm ô nhiễm môi trường”, “Nền tảng hỗ trợ giảng dạy trực tuyến HHT E-stream”,…
Tỏa sáng tài năng – Khẳng định bản lĩnh nghề nghiệp:
Cuộc thi: “Ý tưởng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo HHT – 2025” do Phòng Quản lý khoa học chủ trì tổ chức với sự đồng hành của KVA (Korea Valuation Association – Hiệp hội Đánh giá doanh nghiệp Hàn Quốc) không chỉ là sân chơi trí tuệ mà còn là bệ phóng cho các ý tưởng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong trường.
Tại vòng chung kết có sự hiện diện của Mr. Kee Heon Cho – KVA (đơn vị đồng hành và tài trợ cho Cuộc thi); TS. Đàm Quang Thắng – Chủ tịch Hội đồng CVKN ĐMST Quốc gia; Ông Phạm Tuấn Hiệp – GĐ BK Fund; Bà Đỗ Thị Hoài – CT HĐQT Tập đoàn CHC; Nhà báo Bích Phương – Tạp chí DĐDN, các chuyên gia huấn luyện, Đảng ủy – Ban giám hiệu – Hội đồng trường; các thầy/cô giáo và HSSV.
Phát biểu tại vòng chung kết, NGƯT. TS Phạm Xuân Khánh – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường khẳng định:
“Chúng tôi luôn coi khởi nghiệp là một phần quan trọng trong chiến lược đào tạo của nhà trường. HHT không chỉ đào tạo người lao động có kỹ năng nghề mà còn ươm tạo những nhà sáng tạo, những công dân toàn cầu có khát vọng đóng góp và dẫn dắt thay đổi. Các ý tưởng hôm nay là minh chứng rõ nét cho bản lĩnh và tiềm năng sáng tạo của sinh viên nhà trường. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành để biến những ý tưởng ấy thành hiện thực.”
Kết quả chung cuộc, giải Nhất đã thuộc về dự án: “Inable – Khả năng trong bạn” của sinh viên khuyết tật Nguyễn Quang Tạo (ngành Thương mại điện tử K13, Khoa Kinh tế – Du lịch).
Các đội đã thuyết trình và phản biện trực tiếp trước Hội đồng Giám khảo là các chuyên gia khởi nghiệp, giảng viên giàu kinh nghiệm và đại diện doanh nghiệp. Bằng phong thái tự tin, tư duy logic và tinh thần cầu thị, các thí sinh đã làm chủ sân khấu, thể hiện rõ năng lực chuyên môn, khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn cũng như tiềm năng thương mại hóa các ý tưởng.
Kết quả chung cuộc, giải Nhất đã thuộc về dự án: “Inable – Khả năng trong bạn” của sinh viên khuyết tật Nguyễn Quang Tạo (ngành Thương mại điện tử K13, Khoa Kinh tế – Du lịch); giải Nhì và Ba lần lượt được trao cho các ý tưởng: “Dự án website hỗ trợ giặt là quần áo 24h” (nhóm SV K15 Khoa CNTT); “Phá kén” (nhóm sinh viên Khoa Nông nghiệp – Tài nguyên & Môi trường); “Hệ thống điều chế nước sạch bằng năng lượng tái tạo” (nhóm sinh viên Khoa Cơ khí). Ban tổ chức cũng trao 03 giải Khuyến khích và 01 giải: “Đội có tinh thần làm việc nhóm tốt nhất”, 01 giải: “Hùng biện xuất sắc nhất”.
Chung kết cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo HHT 2025” không khép lại bằng những tràng pháo tay, mà là sự mở ra của một hành trình mới – nơi các ý tưởng được tiếp tục hoàn thiện, kết nối với doanh nghiệp, vườn ươm, quỹ đầu tư và hệ sinh thái khởi nghiệp rộng lớn hơn.
Với tinh thần “Dám nghĩ – Dám làm – Dám khác biệt”, sinh viên HHT đang từng ngày khẳng định mình, biến môi trường học nghề trở thành nơi khởi nguồn cho những sáng tạo vĩ đại, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội và công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Trung tâm TS & GQVL./.
[Đài PT-TH Hà Nội]: “Chung kết cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo HHT 2025”.
Sáng ngày 18/06/2025, tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội đã diễn ra vòng Chung kết Cuộc thi: “Ý tưởng Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo HHT năm 2025” – một sân chơi trí tuệ và đầy cảm hứng dành cho sinh viên toàn trường. 07 đội thi xuất sắc nhất đã chính thức bước vào vòng đấu trí quyết định, trình bày những ý tưởng sáng tạo, thiết thực và mang tính ứng dụng cao, xoay quanh các lĩnh vực như công nghệ, môi trường, giáo dục, sức khỏe, và chuyển đổi số.
Cuộc thi không chỉ là nơi thể hiện tư duy khởi nghiệp và năng lực sáng tạo của sinh viên, mà còn là cơ hội để các bạn rèn luyện kỹ năng thuyết trình, phản biện, và làm việc nhóm – những yếu tố không thể thiếu trên hành trình khởi nghiệp thực tế. Năm nay, Cuộc thi được đánh giá cao bởi sự đầu tư bài bản từ các đội thi, chất lượng ý tưởng được nâng tầm, và sự đồng hành chuyên môn từ hội đồng giám khảo là các chuyên gia, nhà khởi nghiệp, giảng viên giàu kinh nghiệm.
Video: Nguồn/Đài PT – TH Hà Nội.
Phim tư liệu chào mừng Đại hội Đảng bộ HHT lần thứ IV (Nhiệm kỳ 2025 – 2030).
Phim tư liệu chào mừng ĐH Đảng bộ Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội lần thứ IV (Nhiệm kỳ 2025 – 2030) – bản tổng kết trang trọng và truyền cảm hứng về hành trình phát triển của nhà trường giai đoạn 2020 – 2025 dưới sự lãnh đạo của Đảng; khẳng định vai trò then chốt của tổ chức Đảng trong việc dẫn dắt tập thể đoàn kết, đổi mới và vươn lên. Những thành tựu nổi bật của nhiệm kỳ qua được điểm lại.
Từ nền tảng đó, Đại hội lần thứ IV (nhiệm kỳ 2025 – 2030) đề ra mục tiêu tiếp tục xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tạo động lực cho phát triển bền vững toàn diện. Khép lại video là thông điệp sâu sắc về tinh thần: “Đoàn kết – Đổi mới – Sáng tạo – Phát triển” như một lời hiệu triệu gửi tới toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên cùng chung tay kiến tạo tương lai mới cho ngôi trường mang tên HHT.
Trung tâm TS & GQVL./.
Đại hội Đảng bộ HHT lần thứ IV (Nhiệm kỳ 2025 – 2030).
Ngày 16-6, Đảng bộ Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.

Trong nhiệm kỳ qua, Đảng ủy Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội đã tổ chức quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025, quyết tâm đưa các nghị quyết vào cuộc sống.
Năm 2023, Đảng ủy đã lãnh đạo thành công việc sáp nhập Trường Cao đẳng Công nghệ môi trường Hà Nội vào Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao và đổi tên thành Trường Cao đẳng công nghệ cao Hà Nội. Ngay sau sáp nhập, nhà trường đã bố trí, sắp xếp viên chức, người lao động theo đúng yêu cầu, trình độ chuyên môn, năng lực; thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách cho viên chức, người lao động theo đúng quy định, tạo tâm lý cho viên chức, người lao động yên tâm công tác.
Trong nhiệm kỳ qua, công tác mở ngành, chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu xã hội; công tác tuyển sinh, đào tạo giải quyết việc làm có nhiều đổi mới. Nhờ đó, số lượng tuyển sinh hằng năm liên tục tăng, vượt 15-17% so với chỉ tiêu, duy trì quy mô gần 6.000 học sinh, sinh viên mỗi năm.
Nhà trường thực hiện chủ trương “Tuyển sinh là tuyển dụng”, ký hợp đồng đào tạo với từng sinh viên, bảo đảm 100% sinh viên ra trường đạt chuẩn đầu ra, có việc làm và có thể tự tạo việc làm với thu nhập từ 8-15 triệu đồng/tháng. Hằng năm, trên 86% sinh viên có việc làm trước khi tốt nghiệp và sau khi tốt nghiệp 3 tháng là trên 97% sinh viên có việc làm với mức thu nhập từ 8-15 triệu đồng/tháng trở lên. Nhiều ngành có 100% sinh viên có việc làm như: Chăm sóc sắc đẹp, hàn, điện tử công nghiệp, công nghệ ô tô…

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội Phạm Văn Hải nhất trí với đánh giá các mặt công tác của nhà trường, đồng thời, đề nghị nhà trường có giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao công tác tại trường; thu hút sinh viên và có chiến lược phát triển các ngành nghề. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn đầu mối gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên; cải cách hành chính, xây dựng nhà trường thành cơ sở đào tạo theo mô hình tự chủ, công nghệ số…

Đại hội bầu 13 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ khóa IV, nhiệm kỳ 2025-2030. Ban Chấp hành Đảng bộ họp phiên thứ nhất bầu Ban Thường vụ, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy. Đồng chí Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng nhà trường được bầu làm Bí thư Đảng ủy Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội. Đồng thời, Đại hội cũng bầu đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Đại hội đã biểu quyết thông qua Dự thảo Nghị quyết Đại hội, trong đó, mục tiêu nổi bật là tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ, phát triển Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội trở thành Học viện Công nghệ cao Hà Nội – cơ sở đào tạo chất lượng cao, hàng đầu quốc gia, có uy tín trong khu vực và được các tổ chức quốc tế công nhận…
Để thực hiện mục tiêu trên, Đại hội đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu, như: Tuyển sinh hằng năm đạt trên 4.000 học sinh, sinh viên, đưa quy mô đào tạo lên 10.000 – 12.000 sinh viên. 100% sinh viên có việc làm sau 3 tháng ra trường. Hằng năm, đưa 200 – 300 sinh viên đi du học, xuất khẩu lao động và mở mới 1-2 ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ xanh…
QUYẾT ĐỊNH: Về việc công nhận tốt nghiệp cho HSSV đợt 1 2025
Ngày 11 tháng 6 năm 2025, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội ký ban hành quyết định số 1106/QĐ-CĐCNC công nhận tốt nghiệp cho HSSV đợt 1 năm 2025.
Toàn văn quyết định và danh sách xin xem tại đây
Thông báo: Mời báo giá dịch vụ định giá tài sản cho thuê tài sản công
Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội có kế hoạch lựa chọn đơn vị thẩm định giá cho thuê tài sản công tại cơ sở nhà, đất (theo danh mục kèm theo) vào mục đích cho thuê theo quy định của pháp luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Để có cơ sở xác định giá gói thầu nói trên, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội trân trọng mời các Tổ chức tư vấn thẩm định giá, cung cấp báo giá phí dịch vụ thẩm định giá tham gia thực hiện.
Nội dung chi tiết: tại đây
Thông báo: Mời cung cấp báo giá dịch vụ thẩm định ô tô thanh lý
Chuyến công tác tại Trung Quốc của HHT: Hành trình Kết nối – Đối thoại và Phát triển.
Từ ngày 4/6 – 10/6/2025, đoàn công tác của Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội do NGƯT.TS Phạm Xuân Khánh – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc). Chuyến công tác nằm trong chuỗi hoạt động hợp tác quốc tế chiến lược nhằm đẩy mạnh liên kết đào tạo, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (GDNN), đặc biệt là các ngành công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo và logistics.
Hợp tác chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo với Trường Cao đẳng Công thương Quảng Tây
Điểm nhấn đầu tiên trong chuyến công tác là buổi làm việc với Trường Cao đẳng Công thương Quảng Tây, một trong những cơ sở đào tạo nghề hàng đầu khu vực phía Nam Trung Quốc, có thế mạnh trong đào tạo các ngành kỹ thuật và công nghệ số. Tại đây, hai bên đã cùng trao đổi sâu về kế hoạch hợp tác chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo, trong đó nhấn mạnh đến việc phát triển Trung tâm AI quy mô tại Việt Nam, phối hợp đào tạo song bằng, tổ chức các khóa huấn luyện chuyên đề và thúc đẩy nghiên cứu – chuyển giao công nghệ AI phục vụ sản xuất và giáo dục.
Đặc biệt, đoàn công tác của HHT đã trực tiếp tham quan các phòng thí nghiệm AI, dây chuyền sản xuất mô phỏng thông minh và các mô hình đào tạo thực tiễn tại trường bạn, mở ra nhiều cơ hội hợp tác thiết thực, lâu dài.
Tham dự Hội nghị thường niên Cộng đồng GDNN Việt – Trung và Hội thảo Xuất khẩu Giáo dục nghề nghiệp tại tỉnh Sơn Tây
Tiếp nối hành trình, đoàn công tác đã tham dự Hội nghị thường niên Cộng đồng Giáo dục nghề nghiệp Việt – Trung và Hội thảo chuyên đề về xuất khẩu giáo dục nghề nghiệp tổ chức tại tỉnh Sơn Tây. Đây là hoạt động thường niên có quy mô toàn quốc, quy tụ hơn 100 trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu và tổ chức giáo dục đến từ cả hai quốc gia.
NGƯT. TS Phạm Xuân Khánh đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị.
Trong hội nghị, NGƯT. TS Phạm Xuân Khánh đã có bài phát biểu quan trọng, nhấn mạnh tầm nhìn chiến lược của Việt Nam trong phát triển giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, gắn kết với thị trường lao động khu vực và quốc tế. Đồng thời, Hiệu trưởng cũng chia sẻ những mô hình sáng tạo của Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội trong triển khai đào tạo tích hợp, hệ song bằng, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số – nhận được sự quan tâm và đánh giá cao từ các đại biểu.
Làm việc với các cơ sở GDNN trọng điểm tại Trung Quốc
Trong khuôn khổ chuyến công tác, đoàn đã có các buổi làm việc quan trọng với nhiều trường cao đẳng uy tín tại Trung Quốc, bao gồm:
Trường Cao đẳng Kỹ thuật nghề Sơn Tây: Tại đây, hai bên đã bàn thảo về khả năng hợp tác trong đào tạo nghề kỹ thuật điện – tự động hóa, tổ chức thực tập sinh, trao đổi giảng viên và đồng tổ chức các cuộc thi tay nghề khu vực.
Trường Cao đẳng Hàng không Tín Dương: Chuyến thăm này mở ra triển vọng hợp tác trong lĩnh vực logistics hàng không, công nghệ bảo trì thiết bị hàng không và mô hình vận hành sân bay thông minh. Trường bạn đánh giá cao chất lượng đào tạo kỹ thuật viên tại Việt Nam và mong muốn thiết lập chương trình hợp tác hai chiều.
Trường Cao đẳng Phật Sơn: Nằm trong trung tâm sản xuất công nghiệp của Trung Quốc, Phật Sơn là đơn vị có thế mạnh về đào tạo công nghệ cơ khí chính xác và tự động hóa sản xuất. Hai bên đã trao đổi các mô hình liên kết doanh nghiệp – nhà trường – sinh viên trong đào tạo thực hành và đổi mới công nghệ.
Chuyến công tác tại Trung Quốc lần này là hoạt động tiếp nối chuỗi nỗ lực không ngừng của Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội trong việc hội nhập quốc tế sâu rộng, chủ động kết nối, mở rộng hợp tác chiến lược với các quốc gia có nền giáo dục nghề nghiệp phát triển. Qua đó, khẳng định vai trò tiên phong của Nhà trường trong đào tạo nhân lực chất lượng cao, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập toàn cầu.
Thành công của chuyến công tác cũng là tiền đề quan trọng để hiện thực hóa các dự án hợp tác cụ thể trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, logistics, tự động hóa và công nghệ cao – những ngành nghề chiến lược góp phần nâng tầm vị thế của Nhà trường trên “bản đồ” giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, khu vực và quốc tế.
Trung tâm TS & GQVL./.
“Ngôn ngữ kết nối – Du lịch dẫn đường”: Năm học 2025 – 2026, HHT tuyển sinh và đào tạo 3 ngành mới.
Năm học 2025 – 2026, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội chính thức tuyển sinh và đào tạo ba ngành nghề hoàn toàn mới: Tiếng Đức, Tiếng Trung (Khoa Ngoại ngữ – Đào tạo quốc tế) và Hướng dẫn du lịch (Khoa Kinh tế – Du lịch). Đây không chỉ là dấu hiệu của sự mở rộng quy mô đào tạo mà còn là minh chứng cho một tầm nhìn chiến lược – chuẩn bị sẵn sàng đội ngũ nhân lực đa ngôn ngữ, đa kỹ năng cho một thế hệ công dân toàn cầu.
Việc đưa Tiếng Đức vào chương trình đào tạo là một bước đi tiên phong trong việc kết nối với thị trường lao động kỹ thuật cao tại châu Âu, đặc biệt là Cộng hòa Liên bang Đức – quốc gia đang có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực có trình độ tay nghề và năng lực ngoại ngữ tốt.
Chương trình Tiếng Đức năm học 2025 – 2026 tuyển sinh đối tượng tốt nghiệp THCS theo hệ Trung cấp, giúp học sinh vừa học nghề, vừa học văn hóa THPT, vừa phát triển năng lực ngoại ngữ. Sinh viên không chỉ học ngôn ngữ mà còn được trang bị kiến thức về văn hóa, kỹ năng làm việc trong môi trường Đức cũng như cơ hội tham gia các chương trình du học nghề, thực tập sinh và chuyển tiếp học tập tại Đức. Chương trình được thiết kế theo chuẩn Khung tham chiếu châu Âu (CEFR), gắn với thực hành và ứng dụng thực tế, giúp người học không chỉ giỏi ngôn ngữ mà còn tự tin hội nhập ngay từ trên ghế nhà trường.
Trong khi đó, việc đưa Tiếng Trung vào chương trình đào tạo là lời đáp kịp thời cho nhu cầu nhân lực đang tăng cao tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông… và các lĩnh vực liên quan đến thương mại, logistics, sản xuất công nghiệp. Ngành học này tuyển sinh linh hoạt cả hai đối tượng: tốt nghiệp THCS và tốt nghiệp THPT, đào tạo theo hệ Trung cấp và Cao đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho người học ở nhiều giai đoạn khác nhau lựa chọn con đường phù hợp với năng lực và hoàn cảnh. Đặc biệt, sinh viên theo học ngành Tiếng Trung được doanh nghiệp hỗ trợ 100% học phí, nhờ vào sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà trường và các đối tác sử dụng lao động. Với lợi thế vượt trội của một ngôn ngữ toàn cầu, sinh viên ngành Tiếng Trung sẽ có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi, thực tập quốc tế và làm việc tại các tập đoàn xuyên biên giới.
Cùng với đó, ngành Hướng dẫn du lịch ra đời như một sự cộng hưởng đầy cảm hứng giữa nhu cầu phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam và tinh thần đào tạo thực học – thực làm của Nhà trường. Ngành học này tuyển sinh đối tượng tốt nghiệp THPT theo hệ Cao đẳng, dành cho những bạn trẻ năng động, yêu văn hóa – lịch sử – con người Việt Nam, có mong muốn làm việc trong môi trường giao tiếp đa ngôn ngữ, tổ chức tour và dẫn dắt hành trình trải nghiệm chuyên nghiệp.
Đặc biệt, sinh viên ngành Hướng dẫn viên du lịch được Nhà nước hỗ trợ 70% học phí, giảm bớt gánh nặng tài chính để tập trung tối đa cho việc học và phát triển bản thân. Chương trình học tích hợp lý thuyết – thực hành, gắn liền với thực tế doanh nghiệp du lịch, giúp sinh viên được “làm thật – học thật” và sẵn sàng đi làm ngay khi ra trường.
Việc mở thêm ba ngành học mới trong năm học 2025 – 2026 là bước cụ thể hóa chiến lược “mở rộng ngành nghề – chuẩn hóa chất lượng – hội nhập quốc tế” mà Nhà trường đã kiên định theo đuổi. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc mở ngành, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội còn tập trung phát triển giảng viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, giáo trình hiện đại, môi trường học tập đạt chuẩn quốc gia và quốc tế. Cơ sở vật chất đồng bộ, phòng học ngoại ngữ, phòng mô phỏng du lịch, không gian thực hành đa chức năng… tất cả đều được xây dựng với triết lý “lấy người học làm trung tâm” và “đào tạo để làm việc ngay”.
Điều làm nên giá trị bền vững của Trường không chỉ là kiến thức và kỹ năng được truyền thụ, mà còn là hệ sinh thái đồng hành toàn diện với người học: từ định hướng nghề nghiệp, cố vấn học tập cá nhân, trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, cho tới kết nối việc làm sau tốt nghiệp. Các ngành nghề mới được tích hợp mạnh mẽ các kỹ năng mềm, kỹ năng số, tư duy phản biện và năng lực học tập suốt đời – để mỗi sinh viên đều có cơ hội phát triển toàn diện, bền vững và lâu dài.
Giữa bối cảnh thị trường lao động liên tục biến động, việc sở hữu thêm một ngôn ngữ, một kỹ năng mới không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu tất yếu. Với ba ngành nghề mới: tiếng Đức (tuyển THCS, học Trung cấp), tiếng Trung (tuyển THCS và THPT, học Trung cấp và Cao đẳng, được doanh nghiệp hỗ trợ 100% học phí), Hướng dẫn viên du lịch (tuyển THPT học Cao đẳng, được Nhà nước hỗ trợ 70% học phí), Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội một lần nữa khẳng định vai trò tiên phong trong giáo dục nghề nghiệp – nơi không chỉ đào tạo những người thợ giỏi mà còn chắp cánh cho những công dân toàn cầu: thành thạo ngoại ngữ, vững vàng kỹ năng, sống có trách nhiệm và sẵn sàng bước ra thế giới.
Với sự mở rộng đào tạo ba ngành học giàu tiềm năng: Tiếng Đức, Tiếng Trung và Hướng dẫn viên du lịch, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội không chỉ mang đến cơ hội nghề nghiệp thiết thực mà còn mở ra những hành trình vươn ra thế giới, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Trung tâm TS & GQVL./.
QUYẾT ĐỊNH: Về việc công bố công khai quyết toán thu chi ngân sách năm 2024
Ngày 27 tháng 5 năm 2025, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội đã ký Quyết định số 1015 / QĐ-CĐCNC công bố công khai quyết toán thu chi ngân sách năm 2024.
Kết quả chi tiết xem: tại đây
“Giới hạn là nơi ý chí bắt đầu”: Chàng sinh viên khuyết tật giữa thế giới số.
“Một chàng trai lặng lẽ bước đi bằng tất cả nghị lực và khát vọng sống đẹp – Nguyễn Quang Tạo, sinh viên k13 ngành Thương mại điện tử (Khoa Kinh tế – Du lịch) Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội là minh chứng sống động cho chân lý: Không có giới hạn nào ngăn nổi ý chí của một con người biết vươn lên từ nghịch cảnh”.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông tại huyện Phúc Thọ – vùng quê ở ngoại thành Hà Nội, Quang Tạo không có được thể trạng như bao người bình thường khác. Em mắc chứng khuyết tật giọng nói – vẫn nói được, nhưng cực kỳ khó khăn để nói trọn vẹn một câu thể hiện đủ ý. Mỗi lần muốn chia sẻ một điều gì đó, em phải gắng sức rất lâu, lặp đi lặp lại, cố gắng từng âm tiết. Đồng thời, chân tay em yếu, khả năng vận động hạn chế, việc sinh hoạt cá nhân, di chuyển hay cầm nắm cũng là trở ngại lớn.
Nguyễn Quang Tạo – SV K13 ngành Thương mại điện tử trong Lễ bảo vệ Khóa luận tốt nghiệp.
Thế nhưng, những khiếm khuyết đó chưa từng khiến Quang Tạo lùi bước. Trái lại, chính trong sự im lặng của mình, em đã viết nên một hành trình sống đầy cảm hứng. Chàng trai lựa chọn theo học ngành Thương mại điện tử (Khoa Kinh tế Du lịch) – một lĩnh vực “thời thượng”, phát triển nhanh, đòi hỏi năng lực sáng tạo, sự tương tác linh hoạt và tư duy kinh doanh nhạy bén. Với nhiều người khỏe mạnh, việc chinh phục ngành học này đã là một thách thức lớn. Nhưng với một người vừa khiếm khuyết về giọng nói, lại có hạn chế thể chất, thì đó là thử thách gấp bội.
Quang Tạo từng chia sẻ lý do chọn ngành giản dị mà sâu sắc:
“Với em, Thương mại điện tử không chỉ là ngành học, mà là cơ hội để vượt qua rào cản giao tiếp. Thế giới số là nơi năng lực được đánh giá qua hiệu quả công việc chứ không phải qua hình thức hay giọng nói. Em tin rằng công nghệ là chìa khóa để những người có khiếm khuyết như mình kết nối với xã hội, làm việc, cống hiến và khẳng định giá trị bản thân”.
Hàng ngày, em bắt hai chuyến xe buýt, vượt gần 30km mỗi chiều từ Phúc Thọ đến trường. Việc di chuyển bằng xe buýt vốn đã bất tiện với một sinh viên bình thường, lại càng khó khăn hơn với em – người có sức khỏe yếu và khả năng di chuyển hạn chế. Nhưng mỗi ngày trôi qua, thầy cô và bạn bè đều thấy Quang Tạo đến lớp đúng giờ, tập trung lắng nghe và âm thầm hoàn thành từng bài tập, từng dự án một cách nghiêm túc. Quang Tạo không chỉ học để vượt qua môn học mà học với một tâm thế khám phá và đam mê thực sự. Em tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, dự án khởi nghiệp. Trong các nhóm, Tạo thường chọn làm người phân tích dữ liệu, thiết kế hệ thống, viết nội dung và trình bày slide – những phần việc đòi hỏi tư duy và sự tỉ mỉ hơn là khả năng nói trước đám đông. Nhờ học tập chăm chỉ và tinh thần trách nhiệm, em được thầy cô, bạn bè tin tưởng và đánh giá cao.
Quang Tạo là đồng tác giả trong dự án: “INABLE – một nền tảng kết nối số và cộng đồng, hướng đến việc trao quyền cho người khuyết tật bằng cách tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ phát triển nghề nghiệp bền vững”, đề tài lọt Vòng Chung kết cuộc thi: “Ý tưởng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo HHT” năm 2025.
Em tốt nghiệp loại GIỎI, là tác giả của nhiều Dự án/Đề tài nghiên cứu khoa học.
Ở Quang Tạo, có một điều rất đặc biệt: dù không nói được nhiều, nhưng mọi người đều hiểu em muốn gì. Em có thể trình bày một ý tưởng rõ ràng qua slide, ghi chú bằng sơ đồ, viết tin nhắn bằng văn phong mạch lạc, hoặc trả lời thầy cô qua các biểu mẫu chi tiết. Cách em học, làm việc và ứng xử khiến những rào cản về giao tiếp ngôn ngữ không còn là vấn đề lớn.
Chia sẻ nhiều hơn với chúng tôi, Quang Tạo cho biết:
“Với bằng tốt nghiệp xếp loại GIỎI nhưng em chưa vội tìm việc luôn. Em tiếp tục học thêm về thiết kế trải nghiệm người dùng, vận hành sàn thương mại điện tử, công nghệ số và các chiến dịch quảng cáo số. Em chọn con đường bền bỉ, từng bước chắc chắn, không phải để chứng minh điều gì mà đơn giản vì em hiểu: thành công thực sự không đến từ việc đi nhanh, mà từ việc đi đúng và không dừng lại.“
Câu chuyện của chàng sinh viên Quang Tạo giúp mỗi người nhận ra rằng: thành công không có khuôn mẫu. Thành công có khi là việc mỗi sáng thức dậy, không bỏ cuộc, không tự ti, kiên trì bước tiếp – dù là những bước đi chậm chạp và âm thầm. Với Nguyễn Quang Tạo, mỗi chặng đường đi học, mỗi lần vượt qua bài kiểm tra, mỗi dự án nghiên cứu hoàn thành… đều là một chiến thắng. Không phải trước ai khác mà là chiến thắng chính mình.
Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, nơi em học tập – không chỉ trao cho em kiến thức và kỹ năng nghề mà còn tạo ra một môi trường học tập nhân văn, công bằng và hỗ trợ. Ở đây, mọi sinh viên – dù có hoàn cảnh thế nào – cũng đều được khích lệ phát huy năng lực cá nhân, sống tử tế và vươn lên mạnh mẽ. Em chính là một minh chứng lặng lẽ nhưng đầy sức mạnh. Hành trình phía trước còn rất dài nhưng chúng tôi cảm nhận được ở em có sức mạnh của nghị lực và niềm tin vào những mục tiêu phấn đấu….
Trung tâm TS & QGVL./.
QUYẾT ĐỊNH: Về việc công nhận kết quả chấm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, thi tốt nghiệp đợt 1 năm 2025
Ngày 26 tháng 5 năm 2025, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội đã ký quyết định số 996 / QĐ-CĐCNC công nhận kết quả chấm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, thi tốt nghiệp đợt 1 năm 2025.
Kết quả chi tiết xem: tại đây
Sinh viên có nguyện vọng phúc khảo điểm thi:
- Nộp đơn theo mẫu về phòng Quản lý đào tạo (tầng 1 nhà A)
- Thời gian nộp đơn: Trước 17h00 ngày 02/6/2025.
Mẫu đơn phúc khảo download: tại đây
Khẳng định chất lượng giáo dục nghề nghiệp: HHT đánh giá kỹ năng nghề cho gần 700 lao động Công ty TNHH Khóa Huy Hoàng.
Từ ngày 23/5 đến 31/5/2025, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội phối hợp cùng Công ty TNHH Khóa Huy Hoàng tổ chức đợt đánh giá kỹ năng nghề cho gần 700 lao động đang làm việc tại nhà máy sản xuất chính của doanh nghiệp. Đây là một trong những đợt đánh giá quy mô lớn nhất được thực hiện trong năm, thể hiện rõ năng lực và vai trò của nhà trường trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuẩn hóa trình độ tay nghề theo Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia, đồng thời cụ thể hóa chủ trương gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động thực tiễn.
NGƯT. TS Phạm Xuân Khánh – Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh vai trò của HHT trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất khóa và phụ kiện kim khí hàng đầu tại Việt Nam, Công ty TNHH Khóa Huy Hoàng luôn chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ lao động lành nghề, am hiểu kỹ thuật và thành thạo kỹ năng thực hành. Trong đợt này, gần 700 công nhân kỹ thuật tại các phân xưởng chủ chốt đã được tổ chức sát hạch kỹ lưỡng, toàn diện, bao gồm cả phần thi lý thuyết và phần thực hành kỹ năng nghề.
HHT đánh giá kỹ năng nghề cho lao động Công ty nội dung thi: Lý thuyết.
Bài thi lý thuyết được thiết kế nhằm kiểm tra kiến thức chuyên môn, hiểu biết về quy trình sản xuất, an toàn lao động, công nghệ mới và cách vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất. Trong khi đó, phần thực hành kỹ năng nghề được triển khai ngay tại môi trường làm việc thực tế, với thiết bị, công cụ và sản phẩm đúng quy trình vận hành của doanh nghiệp, nhằm đánh giá khả năng thao tác, xử lý tình huống, làm việc nhóm, cũng như tốc độ và độ chính xác của từng lao động. Các ngành nghề được tổ chức đánh giá tập trung vào cơ khí gia công kim loại, lắp ráp và vận hành thiết bị, kiểm tra chất lượng sản phẩm, cùng các kỹ năng về tự động hóa trong sản xuất công nghiệp.
HHT đánh giá kỹ năng nghề cho lao động Công ty nội dung thi: Thực hành.
Toàn bộ quá trình đánh giá do Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội tổ chức với đội ngũ đánh giá viên được cấp chứng chỉ quốc gia, đảm bảo tính khách quan, khoa học và đúng quy trình. Hệ thống thiết bị đánh giá, mô phỏng sát với yêu cầu thực tế, đồng thời áp dụng các tiêu chuẩn chuyên môn hiện hành trong hệ thống đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
HHT đồng hành cùng doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Kết quả sát hạch là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp phân loại, bố trí nhân sự phù hợp; xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng; đồng thời xây dựng cơ chế lương thưởng theo năng lực, tạo động lực lâu dài cho người lao động. Đối với người lao động, việc được kiểm tra, đánh giá và công nhận tay nghề không chỉ giúp họ tự tin khẳng định trình độ, nâng cao vị thế trong tổ chức mà còn mở ra cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh nền sản xuất đang từng bước chuyển đổi theo hướng hiện đại, tinh gọn và tự động hóa.
Việc Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội được lựa chọn là đơn vị đánh giá kỹ năng nghề cho gần 700 lao động tại Công ty TNHH Khóa Huy Hoàng không chỉ thể hiện uy tín của nhà trường mà còn là minh chứng sinh động cho hiệu quả hợp tác giữa giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp. Đây là mô hình bền vững, thiết thực và cần được nhân rộng nhằm nâng cao năng suất lao động, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hiện đại.
Trung tâm TS & GQVL./.
Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” với tinh thần: “Hà Nội – Bình dân học vụ số – Toàn dân, toàn diện tiến bước vào kỷ nguyên mới”.
Sáng ngày 22/5/2025, tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” với tinh thần: “Hà Nội – Bình dân học vụ số – Toàn dân, toàn diện tiến bước vào kỷ nguyên mới”.
Các đại biểu tham dự chương trình.
Chương trình do Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số Thành phố (Ban Chỉ đạo 57) chỉ đạo thực hiện, đánh dấu bước khởi đầu cho một phong trào sâu rộng, mang tính xã hội hóa cao, nhằm phổ cập kỹ năng số cơ bản cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người cao tuổi, lao động phổ thông, người yếu thế – những nhóm có nguy cơ bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi số.
Các đại biểu bấm nút phát động phong trào.
Tham dự chương trình có sự hiện diện của các đ/c là Cục trưởng, Vụ phó, đại diện các đơn vị: Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Khoa học & Công nghệ), Vụ Kinh tế & Xã hội số (Bộ Khoa học & Công nghệ), Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an); GĐ Sở Khoa học & Công nghệ TP. Hà Nội – Nguyễn Hồng Sơn, Lãnh đạo Thành đoàn TP. Hà Nội, Quận Nam Từ Liêm và các cơ quan/đoàn thể khác.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Hồng Sơn – GĐ Sở Khoa học & Công nghệ Thành phố Hà Nội nhấn mạnh:
“Chuyển đổi số không thể thành công nếu chỉ là cuộc chuyển mình của chính quyền hay doanh nghiệp. Đó phải là sự vào cuộc toàn dân, toàn diện. Vì thế, phong trào ‘Bình dân học vụ số’ không chỉ dừng lại ở một chương trình đào tạo, mà phải trở thành một phong trào xã hội sâu rộng, để ai cũng có thể tiếp cận, sử dụng và hưởng lợi từ công nghệ số.”
Phong trào “Bình dân học vụ số” được phát động với tinh thần kế thừa phong trào xóa mù chữ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 – nơi mà từng con chữ đã khai mở dân trí, thì nay, từng thao tác công nghệ sẽ mở cánh cửa hội nhập số. Đây là lời khẳng định mạnh mẽ rằng: mọi công dân Hà Nội đều có quyền được hiểu, được tiếp cận và làm chủ công nghệ – không phân biệt độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ hay hoàn cảnh.
NGƯT. TS Phạm Xuân Khánh – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường.
Tại Lễ phát động, NGƯT. TS Phạm Xuân Khánh – Hiệu trưởng nhà trường khẳng định:
“Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội sẽ tiên phong và tiếp tục nỗ lực, đồng hành cùng phong trào; hỗ trợ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giảng viên, tài nguyên phục vụ cho phong trào; sẵn sàng tiếp nhận các nhiệm vụ do UBND TP. Hà Nội, Bộ GD & ĐT, các cơ quan quản lý trong việc thực hiện những nhiệm vụ về chuyển đổi số, đào tạo tập huấn kỹ năng số; góp phần xây dựng một xã hội học tập công bằng và phát triển bền vững.”
Nội dung của phong trào sẽ được triển khai đa dạng, thiết thực và linh hoạt: từ các lớp hướng dẫn kỹ năng số cơ bản, phổ biến ứng dụng công nghệ trong đời sống hàng ngày cho đến các hoạt động truyền thông, kết nối cộng đồng, tình nguyện viên số… Đặc biệt, lực lượng sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn sẽ đưa công nghệ đến tận từng ngõ phố, từng khu dân cư, tổ dân phố, góp phần xây dựng Thủ đô số văn minh, hiện đại.
Buổi lễ không chỉ là sự kiện phát động, mà còn là lời hiệu triệu cho một hành trình chuyển đổi số nhân văn, đồng bộ, không ai bị bỏ lại phía sau. Với sự đồng lòng của các cấp chính quyền, nhà trường, doanh nghiệp và người dân, phong trào “Bình dân học vụ số” hứa hẹn sẽ lan tỏa sâu rộng, trở thành một dấu ấn mới trong tiến trình xây dựng Hà Nội – Thành phố thông minh, sáng tạo và nhân ái.
Một trong những nội dung chính của lễ phát động là hoạt động tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ “Bình dân học vụ số”, trong đó tại hội trường đại diện Cục C06 sẽ trình bày, hướng dẫn nhân dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến; kỹ năng sử dụng các công cụ AI để nâng cao hiệu quả công việc. Tại khuôn viên diễn ra sự kiện doanh nghiệp CNTT sẽ hỗ trợ các điểm “Bình dân học vụ số lưu động” như: cung cấp trang thiết bị, các sản phẩm CNTT, các thiết bị di động thông minh để người dân được học tập, tiếp cận các dịch vụ số; đồng thời, thành đoàn và sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ cao, đoàn viên thanh niên quận Nam Từ Liêm hỗ trợ các thành viên Tổ chuyển đổi số cộng đồng, sinh viên, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn về các kỹ năng số cơ bản, kỹ năng nhận diện nguy cơ mất an toàn thông tin, phòng tránh lừa đảo trực tuyến khi tham gia trên môi trường mạng.
Việc lựa chọn Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội là nơi phát động phong trào mang ý nghĩa biểu tượng rõ nét. Đây là một trong những cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiên phong trong ứng dụng công nghệ mới, đào tạo nhân lực chất lượng cao, và tích cực lan tỏa các giá trị chuyển đổi số trong cộng đồng. Tại buổi lễ, sinh viên và giảng viên nhà trường đã trực tiếp tham gia các mô hình hướng sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán số, truy cập các nền tảng hành chính công và phòng tránh rủi ro trên không gian mạng.
Trung tâm TS & GQVL./.
Tăng cường hợp tác ba bên KTC – NATEC – HHT trong xây dựng phòng kiểm định tại Việt Nam.
Hôm nay, (ngày 20/5), Hội thảo chuyên đề về tăng cường hợp tác trong xây dựng Phòng Kiểm định tại Việt Nam giữa ba bên: KTC – NATEC – HHT đã được diễn ra tại Hà Nội. Đây là một sự kiện có ý nghĩa chiến lược, hướng tới mục tiêu thiết lập năng lực kiểm định – chứng nhận đạt chuẩn quốc tế ngay tại chỗ, phục vụ phát triển khoa học công nghệ và thúc đẩy hội nhập toàn diện; đặt nền móng cho việc xây dựng một Phòng kiểm định đạt chuẩn quốc tế ngay trong lòng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hàng đầu của Hà Nội – HHT.
Sự kiện đặt nền móng cho việc xây dựng một Phòng kiểm định đạt chuẩn quốc tế ngay trong lòng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hàng đầu của Hà Nội – HHT.
“Là một trong những cơ sở giáo dục nghề nghiệp hàng đầu tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Công nghệ Cao Hà Nội luôn xác định sứ mệnh: đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Trong những năm qua, nhà trường không ngừng mở rộng hợp tác với doanh nghiệp và tổ chức quốc tế, xây dựng các mô hình đào tạo gắn với thực tiễn và phát triển hệ thống phòng thí nghiệm – kiểm định phục vụ đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
HHT cam kết sẽ đồng hành cùng các đối tác trong quá trình thực hiện dự án Xây dựng Trung tâm kiểm thử, chứng nhận và kiểm định xe ô tô điện và thang máy để làm nền tảng xây dựng một hệ sinh thái KH&CN chất lượng, uy tín và có tiếng nói trên thị trường Quốc tế.” NGƯT. TS Phạm Xuân Khánh – Hiệu trưởng nhà trường.
Trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và năng lực cạnh tranh quốc gia, vấn đề kiểm định, thử nghiệm và chứng nhận trở thành một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi giá trị đổi mới sáng tạo.
Tăng cường hợp tác ba bên KTC – NATEC – HHT trong xây dựng phòng kiểm định tại Việt Nam.
KTC (Korea Testing Certification Institute – Viện Kiểm định & Chứng nhận Hàn Quốc) khẳng định cam kết chuyển giao công nghệ kiểm định, hỗ trợ đào tạo chuyên gia, và thiết lập quy trình vận hành phòng kiểm định theo chuẩn quốc tế. Là tổ chức chứng nhận quốc gia của Hàn Quốc, KTC có hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại và đã có kinh nghiệm triển khai hợp tác tại nhiều quốc gia đang phát triển trong khu vực.
NATEC (Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ) với vai trò cơ quan của Bộ Khoa học và Công nghệ đã đánh giá cao sáng kiến hợp tác này, coi đây là mô hình kiểu mẫu trong việc gắn kết giữa nhà nước – nhà trường – doanh nghiệp – tổ chức quốc tế. Đại diện NATEC cho biết, việc hình thành các trung tâm kiểm định trong nước không chỉ giảm chi phí cho doanh nghiệp Việt, mà còn giúp gia tăng giá trị nội địa, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và mở rộng xuất khẩu.
Về phía Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, hội thảo một lần nữa thể hiện rõ định hướng của nhà trường trong chiến lược đào tạo gắn với thực tiễn công nghiệp 4.0. Việc triển khai phòng kiểm định tại HHT không chỉ phục vụ mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, mà còn giúp sinh viên tiếp cận trực tiếp với hệ thống thiết bị, quy trình và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng theo thông lệ quốc tế – điều mà không nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể đáp ứng.
Tại Hội thảo, các bên đã trao đổi chuyên sâu về định hướng kỹ thuật, lộ trình triển khai, các tiêu chuẩn cần áp dụng và mô hình vận hành phòng kiểm định.
Tại Hội thảo, các bên đã trao đổi chuyên sâu về định hướng kỹ thuật, lộ trình triển khai, các tiêu chuẩn cần áp dụng và mô hình vận hành phòng kiểm định. Trong đó, trọng tâm là các lĩnh vực như: điện – điện tử – thiết bị công nghiệp – tự động hóa – công nghệ ô tô. Hội thảo cũng ghi nhận nhiều đề xuất thiết thực từ các nhà nghiên cứu, chuyên gia công nghiệp và doanh nghiệp tham dự. Nhiều ý kiến đồng thuận rằng: nếu mô hình này thành công, nó sẽ mở ra một hướng đi mới trong việc gắn đào tạo với công nhận năng lực thực tiễn, gắn đổi mới sáng tạo với chuẩn hóa chất lượng, từ đó nâng cao vị thế của sản phẩm, dịch vụ và cả nguồn nhân lực Việt Nam trên bản đồ công nghiệp toàn cầu.
Buổi hội thảo khép lại mở ra một giai đoạn mới cho sự kết nối chiến lược giữa HHT – KTC – NATEC trong lĩnh vực kiểm định – chứng nhận – đào tạo kỹ thuật, góp phần xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo toàn diện, đồng bộ và bền vững.
Trung tâm TS & GQVL (tổng hợp)./.
HHT tiên phong, chính thức bắt tay vào hành trình Chuyển đổi xanh.
Kinhtedothi- Với việc bắt tay với Công ty Azitech & Greengo, Trường Cao Đẳng Công nghệ cao Hà Nội (HHT) chính thức bắt tay vào hành trình Chuyển đổi xanh với tư cách là đơn vị đào tạo, tư vấn thực hành, lập kế hoạch.
Sáng 17/5/2025, chuyên gia Phạm Hoài Trung – Cố vấn trưởng của SBBTi Việt Nam, Founder – Azitech & Greengo, ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) đã có buổi đứng lớp đầu tiên cho toàn thể giảng viên, sinh viên Cao đẳng HHT. Đây là buổi học khai mở các khái niệm chung về Chuyển đổi Xanh, mởi đầu cho chương trình đào tạo chuyên gia Chuyển đổi xanh do BSI (British Standards Institution) là Viện Tiêu chuẩn Anh Quốc, một tổ chức chuyên về tiêu chuẩn hóa và chứng nhận; Azitech-GreenGo triển khai tại Việt Nam.
Chuyển đổi xanh – Xu hướng thời đại
Phát biểu khai mạc chương trình đào tạo, NGUT, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng TS Phạm Xuân Khánh cho rằng: chuyển đổi xanh đã và đang là xu hướng thời đại, để các phát triển bền vững. Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 149/KH-UBND về tăng trưởng xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, và Kế hoạch số 131/KH-UBND về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong quản lý chất thải đến năm 2030. Với tư cách là cơ sở đào tạo nghề hàng đầu của Hà Nội và HHT với chủ lực là Khoa Nông nghiệp -Tài nguyên – Môi trường sẽ chính thức tham gia vào quá trình Chuyển đổi số của Thủ đô, bắt đầu từ công tác tác đào tạo.
Ông Phạm Hoài Trung, một trong những chuyên gia hàng đầu về Chuyển đổi xanh tại Việt Nam đã tham gia tập huấn cho giảng viên, sinh viên HHT.
Theo chuyên gia Chuyển đổi xanh Phạm Việt Anh đến từ Azitech & Greengo, trong thời gian tới trọng tâm của chuyển đổi xanh tại Hà Nội bao gồm: Giao thông xanh- Thành phố đang đẩy mạnh việc sử dụng xe buýt điện, phát triển hệ thống giao thông công cộng và khuyến khích phương tiện không phát thải như xe đạp, xe điện; Năng lượng tái tạo- Thúc đẩy lắp đặt điện mặt trời áp mái tại các tòa nhà hành chính, trường học, bệnh viện và khu dân cư; Công nghiệp xanh- Hạn chế sử dụng hóa chất độc hại, kiểm soát ô nhiễm môi trường và tăng diện tích cây xanh trong các khu công nghiệp; Quản lý chất thải- Đẩy mạnh phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa và phát triển mô hình nông nghiệp đô thị xanh.
Với 4 lĩnh vực trọng tâm này, Hà Nội cần đội ngũ ít nhất 400 báo cáo viên, chuyên gia, mất thời gian đào tạo ít nhất 4 tháng, chưa kể thời gian thực hành. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài BSI, kết hợp với Azitech & Greengo- đứng đầu là chuyên gia Phạm Hoài Trung, nếu thật quyết tâm HHT hoàn toàn có thể có được trong tay 10-12 chuyên gia lý thuyết Chuyển đổi xanh ngay trong năm nay.
Việc nhiều giảng viên của Khoa Nông nghiệp -Tài nguyên – Môi trường vốn công tác tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, có người làm luận án tiến sĩ liên quan đến Chuyển đổi xanh là điều kiện tốt để HHT có thể nhanh chóng trở thành cơ sở đào tạo chuyên ngành này cho Hà Nội và quốc gia.
HHT đi trước, đón đầu
Tham gia buổi đầu tiên của chương trình đào tạo, các thầy cô Ban giám hiệu, các giảng viên nhà trường đã đặt rất nhiều câu hỏi cho chuyên gia Phạm Hoài Trung. Chuyển đổi xanh có thể cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường như thế nào? Những rào cản lớn nhất khi triển khai chiến lược chuyển đổi xanh tại Việt Nam là gì? Các chương trình đào tạo có vai trò gì trong việc thay đổi nhận thức của doanh nghiệp và cộng đồng về môi trường? Hà Nội cần làm gì để trở thành một đô thị xanh thực sự?…
Toàn cảnh Hội thảo.
Những gì diễn ra tại buổi tập huấn cho thấy, Ban giám hiệu, các giảng viên và sinh viên HHT đang thực sự quan tâm đến lĩnh vực còn khá mới mẻ này. Trao đổi với phóng viên, Chủ nhiệm Khoa Khoa Nông nghiệp -Tài nguyên – Môi trường Th.S Đỗ Thị Nga cho rằng: HHT đang trong quá trình phát triển Trung tâm quốc gia Đào tạo và Thực hành nghề chất lượng cao của quốc gia theo lộ trình tại Quyết định 1569/QĐ-TTg ngày 12/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ. Chuyển đổi số, Chuyển đổi xanh đang là những vấn đề lớn mà Chính phủ và Thủ đô đang triển khai, HHT sẽ chớp lấy cơ hội để trở thành trường Cao đẳng số đầu tiên của cả nước, nguồn lực hiện nay của HHT cho phép nhà trường thực hiện được điều này.
Để có thể tham gia đào tạo Chuyển đổi xanh, các giảng viên HHT cần có Chứng chỉ Quản lý Năng lượng Xanh: Dành cho các chuyên gia muốn tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng tái tạo; Chứng chỉ Kinh tế tuần hoàn: Giúp hiểu rõ về mô hình kinh tế tái sử dụng tài nguyên; Chứng chỉ ISO 14001: Tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường trong doanh nghiệp. Với lợi thế đang có trong tay một đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn, say mê với nghề, đa phần biết tiếng Anh có thể tiếp thu các bài giảng của chuyên gia BSI.

Hiệu trưởng TS Phạm Xuân Khánh cho biết, nhà trường đang tính đến phương án, trang bị các kiến thức chuyển đổi xanh cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp. Với kiến thức được đào tạo, khi về các doanh nghiệp, sinh viên HHT có thể hỗ trợ các công ty mà mình công tác, nhất là những đơn vị đang xuất khẩu sản phẩm sang châu Âu, Mỹ, Nhật Bản. Nhiều năm nay, HHT chúng tôi luôn chủ động đi tiên phong trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, nắm bắt thị trường lao động một các chuyên nghiệp.
Theo chuyên gia Phạm Việt Anh, với việc có kỹ năng xanh, cơ hội thu nhập cao của sinh viên HHT sau khi ra trường sẽ tăng lên đáng kể, ít nhất 15 triệu đồng/tháng. Kỹ năng xanh (Green Skill) là tập hợp các kiến thức, năng lực, giá trị và thái độ cần thiết để thích nghi và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội. Đây không chỉ là khả năng sử dụng các công nghệ thân thiện môi trường hay áp dụng các giải pháp tiết kiệm tài nguyên mà còn bao gồm tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết các vấn đề môi trường và thúc đẩy lối sống bền vững trong công việc lẫn đời sống hàng ngày.
Theo Thảo Chi/Kinhtedothi.vn.
Hội nghị Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: “Đổi mới tư duy, sáng tạo trong hành động, thúc đẩy KHCN và hội nhập vì khát vọng vươn mình của dân tộc”.
Hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), ngày 17 tháng 5 năm 2025, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với chủ đề: Đổi mới tư duy, sáng tạo trong hành động, thúc đẩy khoa học công nghệ và hội nhập vì khát vọng vươn mình của dân tộc”.
Hội nghị không chỉ là một hoạt động sinh hoạt chính trị quan trọng, mà thực sự là diễn đàn truyền cảm hứng – nơi cán bộ, giảng viên, sinh viên và toàn thể đảng viên trong Nhà trường cùng nhìn lại, cùng soi chiếu chính mình trong ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh để từ đó xác lập quyết tâm hành động trong kỷ nguyên chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo và hội nhập sâu rộng.
Phát biểu khai mạc, NGƯT.TS Phạm Xuân Khánh – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh:
“Học tập và làm theo Bác trong kỷ nguyên mới không thể tách rời yêu cầu đổi mới tư duy lãnh đạo, phát huy tính tiên phong, bản lĩnh chính trị và năng lực đổi mới sáng tạo trong từng cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, trong môi trường giáo dục nghề nghiệp – nơi đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế – xã hội – việc học theo phong cách Hồ Chí Minh cần được cụ thể hóa bằng từng hành vi, từng cải tiến trong quản lý, từng đổi mới trong phương pháp giảng dạy, từng sản phẩm khoa học công nghệ có ích cho cộng đồng.”
Hội nghị càng trở nên sâu sắc với phần trình bày của Nhà văn, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái – nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Công an nhân dân. Với lối dẫn chuyện cuốn hút, sâu sắc và gần gũi, ông đã đưa người nghe đi qua những chặng đường lịch sử hào hùng, soi sáng chân lý sống của Người và làm nổi bật giá trị thực tiễn trong học tập tư tưởng Hồ Chí Minh ở bối cảnh hiện đại. Ông khẳng định:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh không nằm trong sách vở cổ điển mà sống động trong từng hành động cụ thể của chúng ta hôm nay. Học theo Bác là dấn thân trong những vấn đề thực tế, là giữ được tâm trong sáng trước danh lợi, và quan trọng hơn cả – là biết biến yêu nước thành năng suất, tri thức và sáng tạo.”
Báo cáo viên – Nhà văn, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái (nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Công an nhân dân).
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá, kết tinh từ văn hóa dân tộc, tinh hoa nhân loại và trải nghiệm thực tiễn cách mạng. Trong tư duy lãnh đạo của Người, có một điểm xuyên suốt: coi trọng con người – lấy dân làm gốc – đề cao giáo dục – khoa học – hội nhập. Ngày nay, chính những giá trị ấy đang trở thành chìa khóa để mở ra cánh cửa phát triển nhanh và bền vững.
Học Bác trong thời đại mới là học sự sâu sắc trong tư duy, sự quyết đoán trong hành động, sự khiêm nhường trong thành công và sự nhất quán trong lý tưởng. Với đội ngũ cán bộ, đảng viên, học theo Bác là dám thay đổi, dám đổi mới tư duy quản trị, xây dựng tổ chức linh hoạt, sáng tạo. Với giảng viên là dạy học bằng trách nhiệm và trái tim. Với sinh viên là rèn luyện tinh thần vượt khó, tự học suốt đời và cống hiến vì cộng đồng.
Hội nghị cũng nhấn mạnh mối liên hệ sâu sắc giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và định hướng phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo – những động lực trọng yếu để nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực và năng lực cạnh tranh quốc gia. Chính vì vậy, tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, việc học và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, mà đã và đang được cụ thể hóa thành nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp đào tạo, tăng cường chuyển đổi số, thúc đẩy hợp tác quốc tế và kiến tạo hệ sinh thái giáo dục mở, liên thông, hiện đại.
Trung tâm TS & GQVL./.
Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên.
“Ngày 16/5, NGƯT. TS Phạm Xuân Khánh – Hiệu trưởng nhà trường và Trung tâm TS & GQVL tham dự Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên. Chương trình do Bộ Giáo dục & Đào tạo chủ trì tổ chức”.
Năm 2025 là thời điểm có ý nghĩa quan trọng, khi công tác quản lý GDNN được chuyển về Bộ Giáo dục và Đào tạo, góp phần thống nhất hệ thống giáo dục và thúc đẩy liên thông giữa các bậc học. Đồng thời, việc sửa đổi đồng bộ ba luật gồm Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp đang được khẩn trương triển khai, nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, hiện đại. Đây cũng là năm bản lề trong chặng nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, chuẩn bị cho Đại hội XIV, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị tuyển sinh GDNN, GDTX năm 2025 ngày 16/5, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã đưa ra các định hướng lớn:
Từng bước thống nhất và đồng bộ công tác tuyển sinh GDNN, GDTX trong hệ thống giáo dục. Xây dựng hệ thống thông tin tuyển sinh tích hợp, cho phép người học dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu và đăng ký xét tuyển vào các cơ sở GDNN, GDTX.
Bộ GD&ĐT sẽ ban hành quy chế tuyển sinh thống nhất, áp dụng cho tất cả các cơ sở GDNN, GDTX trên cả nước, đảm bảo công bằng, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho người học.
Trước mắt để kịp thời triển khai công tác tuyển sinh theo đúng kế hoạch, các cơ sở GDNN, GDTX tiếp tục thực hiện theo các phương thức tuyển sinh truyền thống và nghiên cứu hệ thống tuyển sinh ĐH để chủ động đăng ký tham gia.
Đổi mới công tác truyền thông tuyển sinh. Theo đó, các cơ sở GDNN, GDTX cần đổi mới mạnh mẽ phương thức truyền thông, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp; tăng cường ứng dụng công nghệ số, mạng xã hội để tiếp cận hiệu quả với đối tượng người học; đẩy mạnh truyền thông về các câu chuyện thành công, tấm gương điển hình của người học và người lao động có trình độ, kỹ năng nghề cao.
Đổi mới phương thức tuyển sinh và tạo thuận lợi cho liên thông, chuyển tiếp. Các cơ sở GDNN, GDTX cần đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, áp dụng hình thức xét tuyển linh hoạt phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng vùng, địa phương.
Thực hiện số hóa quy trình tuyển sinh, từ đăng ký xét tuyển, xét duyệt hồ sơ đến công bố kết quả, nhập học; đảm bảo công khai, minh bạch, thuận tiện cho người học và gia đình.
Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các cơ sở cần có chính sách tuyển sinh ưu tiên, hỗ trợ đặc biệt để thu hút người học, góp phần đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục. Chú trọng công tác tuyển sinh, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, trọng điểm, ngành nghề mới.
Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo. Cần rà soát, cập nhật, điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng mềm cho người học.
Tăng cường đào tạo ngoại ngữ, tin học, kỹ năng số. Xây dựng các chương trình đào tạo mới đáp ứng xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.
Đa dạng hóa phương thức tổ chức đào tạo với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin để tạo cơ hội cho người dân tham gia học tập, rèn luyện thúc đẩy học tập suốt đời trong xã hội.
Công khai, minh bạch chuẩn đầu ra của từng ngành, nghề đào tạo để người học và gia đình có thông tin đầy đủ khi lựa chọn ngành nghề, trường học.
Tăng cường gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp. Thúc đẩy hình thức đào tạo kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp, trong đó người học được học tập, thực hành tại cả trường học và doanh nghiệp, thúc đầy học tập suốt đời trong xã hội, đặc biệt là đối với người lao động trong độ tuổi.
Chia sẻ tại Hội nghị, NGƯT. TS Phạm Xuân Khánh – Hiệu trưởng nhà trường cho biết:
“Liên quan đến mở ngành mới, chúng tôi đang phải đối mặt với các khó khăn như giáo trình, nhân lực, trang thiết bị. Vì vậy, đề nghị có cơ chế phối hợp với các đơn vị giáo dục cũng như doanh nghiệp để phối hợp đào tạo“.
Nghiên cứu triển khai mô hình “học kỳ doanh nghiệp” để người học có cơ hội trải nghiệm thực tế môi trường làm việc. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá chất lượng đào tạo và tuyển dụng học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp.
Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề trong các dự thảo Luật sửa đổi trình Quốc hội trong năm 2025.
Nâng cao năng lực quản trị, tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình của các GDNN, GDTX. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành.
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng sư phạm tốt, có kinh nghiệm thực tiễn và khả năng nghiên cứu, sáng tạo. Xây dựng văn hóa chất lượng trong các cơ sở GDNN, GDTX, trong đó lấy người học làm trung tâm, đáp ứng nhu cầu xã hội làm mục tiêu hàng đầu.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh thêm, để thực hiện hiệu quả các định hướng trên, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương và cơ sở GDNN, GDTX tập trung xây dựng kế hoạch triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác tuyển sinh năm 2025 tại địa phương;
Thực hiện tốt công tác định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT; Tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nối giữa học sinh phổ thông với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.
Việc thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là một bước tiến quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, liên thông và hiệu quả.
Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan và các địa phương để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cơ sở GDNN, GDTX phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo.
Trung tâm TS & GQVL (tổng hợp).
Đổi mới tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên.
Song bằng – Một hành trình, hai đích đến
Trong một thế giới đang vận động không ngừng, nơi ranh giới giữa học thuật và thực tiễn ngày càng mờ đi, mỗi học sinh hôm nay đều đứng trước câu hỏi lớn: nên tiếp tục học văn hóa để thi đại học, hay sớm lựa chọn học nghề để nhanh chóng lập thân, lập nghiệp? Đáp án cho câu hỏi ấy không còn là một lựa chọn đơn nhất, mà có thể là cả hai – nếu các em bước vào hành trình học tập tại hệ song bằng của Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội (HHT).
Hệ song bằng là mô hình đào tạo hiện đại, trong đó học sinh vừa học chương trình văn hóa THPT, vừa học song song một nghề theo chuẩn trung cấp. Sau ba năm học tập, các em không chỉ có trong tay bằng tốt nghiệp THPT mà còn sở hữu thêm bằng trung cấp nghề, mở ra hai cánh cửa: tiếp tục học lên cao hoặc sẵn sàng bước vào thị trường lao động với kỹ năng nghề vững chắc. Một hành trình – nhưng hai đích đến rõ ràng, thực tế và đầy tiềm năng.
Điều làm nên khác biệt của hệ song bằng tại HHT không chỉ là cấu trúc chương trình học tối ưu, mà còn là triết lý giáo dục nhân văn, thực học – thực làm. Tại đây, học sinh không còn học theo lối thụ động, ghi chép để thi, mà được tham gia vào môi trường thực hành sôi nổi, với phòng học hiện đại, xưởng nghề mô phỏng doanh nghiệp, và đội ngũ giảng viên tâm huyết – những người không chỉ dạy chữ, mà còn truyền nghề, truyền lửa, giúp học sinh tìm thấy giá trị bản thân qua từng bài học, từng thao tác kỹ thuật.
Lợi ích lớn nhất của mô hình này chính là sự chủ động. Học sinh không phải đợi đến năm 18 tuổi mới nghĩ về nghề nghiệp hay thị trường lao động. Ngay từ năm lớp 10, các em đã được học nghề thật, làm việc thật, cọ xát với thực tế, rèn luyện tay nghề, kỹ năng sống, tư duy giải quyết vấn đề – những hành trang quan trọng để tự tin bước ra đời. Với những em muốn học tiếp, tấm bằng THPT đủ điều kiện để thi hoặc xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Với những em chọn lập nghiệp sớm, bằng trung cấp nghề cùng kinh nghiệm thực hành tại doanh nghiệp là lợi thế cạnh tranh mà nhiều cử nhân sau đại học còn thiếu.
Không dừng lại ở kiến thức và kỹ năng, môi trường học tập tại HHT còn giúp học sinh phát triển toàn diện. Từ hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ kỹ năng đến các cuộc thi nghề, dự án đổi mới sáng tạo, học sinh hệ song bằng được khuyến khích thể hiện bản thân, thử thách chính mình, khám phá thế mạnh và định hình nhân cách. Những trải nghiệm ấy không chỉ rèn luyện năng lực nghề nghiệp, mà còn bồi đắp tinh thần trách nhiệm, khát vọng vươn lên – yếu tố không thể thiếu trong hành trình trưởng thành.
Trong bối cảnh giáo dục nghề nghiệp ngày càng được chú trọng, mô hình song bằng tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội chính là một hướng đi đột phá, đón đầu xu thế. Học sinh tốt nghiệp hệ này không đơn thuần là người học giỏi lý thuyết hay người biết cầm máy móc – mà là những người giỏi nghề, vững văn hóa, hiểu mình, hiểu nghề và sẵn sàng làm chủ tương lai.
“Song bằng – Một hành trình, hai đích đến” không chỉ là một khẩu hiệu. Đó là tầm nhìn, là cam kết, là lời mời gọi dành cho những học sinh và phụ huynh đang tìm kiếm một con đường khác – con đường học để làm chủ, học để trưởng thành, học để bước nhanh hơn nhưng vẫn vững vàng trên hành trình cuộc sống.