Giới thiệu nghề: Thương mại điện tử.
NGHỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (KHOA KINH TẾ – DU LỊCH)
Mã nghề: 6340122
Tầng 5 – nhà A trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội
Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Điện thoại: (024) 3765 3896
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung học cơ sở hoặc tương đương
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng CHÍNH QUY, Trung cấp CHÍNH QUY
Thời gian đào tạo: 03 năm (đối với đào tạo Cao đẳng), 02 năm (đối với đào tạo Trung cấp).
1. Tìm hiểu chung về ngành Thương mại điện tử
Thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh và được nhận định sẽ tăng tốc trong những năm tới. Đó chính là lý do vì sao ngày càng nhiều công ty, doanh nghiệp như: Lazada, Tiki, Shopee, Sendo vvv.. có những chiến lược đầu tư kinh doanh vào loại hình mới và có nhiều cơ hội “hái ra tiền” này. Vậy Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử (tiếng Anh là Electronic Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Là quá trình tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại thông qua những phương tiện điện tử hiện đại, theo đó, các hoạt động giao dịch, mua bán, quảng bá được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng phạm vi kinh doanh.
2. Chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử:
3. Kiến thức và kỹ năng nghề
3.1 Kiến thức:
+ Phân biệt được các kiến thức chuyên môn cơ bản về kinh doanh thương mại truyền thống và kinh doanh trên mạng;
+ Vận dụng được các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh thương mại: đàm phán ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận tải, giao nhận và bảo hiểm hàng hóa trong lĩnh vực thương mại;
+ Xác định và vận dụng được các phương thức, mô hình giao dịch điện tử, khai báo hải quan điện tử, thanh toán điện tử, marketing điện tử trong hoạt động kinh doanh;
+ Phân biệt được các ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu trong xây dựng website thương mại. Vận dụng các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo toàn thông tin.
3.2. Kỹ năng:
+ Thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh cụ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, giao nhận, vận tải và bảo hiểm hàng hóa;
+ Sử dụng được tiếng Anh thương mại để tham gia các hoạt động kinh doanh trên mạng;
+ Phân biệt được các rủi ro, tổn thất và các điều kiện bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Lập được chứng từ, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, cũng như các chứng từ khiếu nại công ty bảo hiểm bồi thường khi hàng hóa bị tổn thất;
+ Thực hiện tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm trên Internet, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, thực hiện thành thạo các giao dịch thương mại điện tử;
+ Thiết kế, khai thác, sử dụng, bảo trì Website thương mại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: tìm kiếm khách hàng, nhà cung cấp hàng hoá trong nước và trên thế giới; tìm kiếm, phân tích thông tin thị trường trong nước và quốc tế; cung cấp thông tin, giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp với người mua trong nước và trên thế giới;
+ Vận dụng kiến thức văn hóa kinh doanh vào kỹ năng tiếp thị và quản trị tiếp thị trên Internet;
+ Đọc và soạn thảo được các văn bản kinh doanh (báo giá, chào hàng, hợp đồng, thư tín thương mại…) bằng tiếng Việt và tiếng Anh;
+ Có khả năng làm việc theo nhóm và kỹ năng hợp tác trong tác nghiệp.
4. Khối lượng kiến thức toàn khóa
– Số lượng môn học, modun: 40
– Số tín chỉ: 124
– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khoá học: 3.000 giờ
– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 560 giờ
– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2440 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 927 giờ ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 2073 giờ
– Thời gian khoá học: 3 năm
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có thể làm các vị trí sau:
+ Chuyên viên thương mại điện tử, marketing tại các doanh nghiệp, website chuyên về thương mại điện tử ;
+ Chuyên viên quản trị, xây dựng, phát triển các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại cơ quan và doanh nghiệp;
+ Thăng tiến trở thành Giám đốc thông tin (CIO), Giám đốc E-Marketing;
+ Mở công ty hoặc xây dựng website riêng hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử;
+ Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến;
+ Tư vấn viên;
+ Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin;
+Chuyên viên phân tích sự phát triển của Thương mại điện tử;
+ Chuyên viên quản lý hiệu suất của hoạt động Thương mại điện tử;
+Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin;
+ Giảng viên ngành Thương mại điện tử;
+ Một số công việc khác vv…
6. Cơ sở vật chất
– Các phòng học của khoa đều được trang bị đồng bộ, hiện đại cơ sở vật chất đảm bào việc dạy học tích hợp với 30 % lý thuyết và 70% thực hành.
– Máy móc thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn.
7. Đội ngũ giảng viên
– Giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề, trách nhiệm đến cùng với người học.
– 100% giáo viên đều đạt trình độ chuyên môn tốt, trong đó 80% đạt trình độ thạc sĩ, 20% cử nhân.
8. Cam kết của khoa sau khi sinh viên tốt nghiệp
– Đảm báo 100% sinh viên đạt chuẩn đầu ta được giải quyết việc làm và có thể tự tạo việc làm với mức thu nhập từ 5 triệu đến 15 triệu.