Giới thiệu nghề: Kỹ thuật chăm sóc tóc.
Tên ngành, nghề: Kỹ thuật chăm sóc tóc
Mã ngành, nghề: 5810403
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THCS, THPT (tương đương)
Thời gian đào tạo: 2 năm
1. Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo nghề Kỹ thuật chăm sóc Tóc cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao về lĩnh vực làm đẹp nghề Tóc phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, sinh viên hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, yêu nghề; có kiến thức bảo vệ môi trường, cộng đồng của một công dân sống trong xã hội công nghiệp; lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc, cũng như các kỹ năng cơ bản để đạt được thành công trong công việc, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
* Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
– Kiến thức:
+ Hiểu được các loại tóc;
+ Trình bày được cấu trúc, cấu tạo; thành phần hóa học của sản phẩm;
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về chăm sóc tóc;
+ Trình bày được trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho chăm sóc tóc;
+ Hiểu được kiến thức cơ bản về tác phong và điều hành salon tóc;
+ Trình bày được kiến thức gội, mat xa đầu;
+ Mô tả được phương pháp chia tóc và nhấp kéo;
+ Hiểu được các phương pháp uốn các kiểu tóc; duỗi tóc ; nhuộm tóc;
+ Trình bày được phương pháp nhấp kéo ;
+ Trình bày được các quy trình cắt các kiểu tóc và có khả năng tự nâng cao trình độ chuyên môn;
+ Hiểu được cấu tạo vai trò của tóc.
+ Hiểu được chức năng của tóc.
+ Hiểu được các cách chăm sóc da đầu.
+ Mô tả được cách quản lý da đầu.
+ Mô tả được các kỹ thuật trong cắt tóc.
+ Mô tả được các kiểu tóc.
+ Hiểu được quy trình uốn tạo kiểu.
+ Hiểu được ảnh hưởng của hóa chất đến da đầu và sức khỏe.
+ Trình bày được ý nghĩa và lịch sử phát triển của làm đẹp, tổng quan sự phát triển các phong cách làm đẹp trên thế giới.
+ Trình bày được vai trò của làm đẹp với sự phát triển của xã hội, vai trò và đạo đức của người chuyên viên trong thiết kế tạo mẫu tóc.
+ Nêu được những kiến thức chung nhất về tổng quan trong làm đẹp, sức khoẻ trong làm đẹp.
+ Nêu được những kiến thức về ứng dụng mỹ phẩm trong làm đẹp, đảm bảo an toàn trong làm đẹp.
+ Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc các công cụ, máy móc ứng dụng trong làm đẹp.
+ Trình bày được kiến thức về chăm sóc tóc và tạo kiểu tóc phù hợp trong phối hợp thẩm mỹ, về trang điểm để tôn vinh vẻ đẹp.
+ Trình bày được cách thức quản lý trang thiết bị thiết kế các kiểu tóc trong kinh doanh làm đẹp.
+ Giải thích được ý nghĩa của y tế cộng đồng, khử trùng môi trường và sức khoẻ môi trường, bảo tồn môi trường.
+ Có đủ kiến thức làm nền tảng cho việc nắm bắt được cách thức quản lý trang thiết bị thiết kế các kiểu tóc trong kinh doanh làm đẹp, vận dụng để kinh doanh đạt kiệu quả cao.
+ Có khả năng tổ chức, quản và xây dựng cơ sở dầu tư kinh doanh trong lĩnh vực làm đẹp, marketing trong phát triển cơ sở làm đẹp.
+ Có trách nhiệm, thái độ ứng sử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý
– Kỹ năng:
+ Biết cách phân tích được cách phối hợp trong làm đẹp.
+ Thực hành được setup trong làm đẹp.
+ Thực hành thao tác cắt các kiểu tóc.
+ Thực hiện được các thao tác trang điểm.
+ Thực hành được sấy tạo các kiểu tóc theo đúng tiêu chuẩn.
+ Phân tích được da đầu và cách quản lý da đầu.
+ Phân tích được các kiểu mặt trong trang điểm.
+ Phân biệt được các cơ quan và chức năng trong cơ thể.
+ Phân tích được cấu tạo của móng.
+ Phân tích cấu tạo của tóc.
+ Thực hiện các thao tác tạo kiểu toác.
+ Thực hành cách dùng hóa chất trong ép, uốn, nhuộm tạo kiểu.
+ Thiết kế và tạo dựng được cơ sở kinh doanh về làm đẹp.
+ Có đủ khả năng tham gia vào các vị trí công việc như: trực tiếp làm dịch vụ, quản lý cơ sở kinh doanh hoặc có thể tự tạo việc làm và tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
* Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
– Chính trị, đạo đức:
+ Có một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước;
+ Có hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng về định hướng phát
triển kinh tế – xã hội;
+ Có hiểu biết về truyền thống dân tộc, của giai cấp công nhân và đạo đức và nhân cách của người công nhân;
+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của người công dân: Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;
+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp. Sống lành mạnh giản dị phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc.
– Thể chất và quốc phòng:
+ Có đủ sức khoẻ để làm việc lâu dài trong các điều kiện khác nhau về không gian và thời gian;
+ Có hiểu biết các loại hình thể dục thể thao để tham gia trong hoạt động, sinh hoạt cộng đồng. Có sức khoẻ và ý thức bảo vệ Tổ quốc;
+ Biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng – An ninh;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần cảnh giác giữ gìn bí mật cơ quan, bí mật quốc gia. Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên trở thành Kỹ thuật viên chuyên ngành Kỹ thuật chăm sóc tóc sẽ:
– Làm việc các trung tâm thẩm mỹ trong và ngoài nước;
– Tự mở cho mình cơ sở kinh doanh về làm đẹp.
– Thành lập Trung tâm dạy nghề chăm sóc tóc thẩm mỹ;
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
– Số lượng môn học, mô đun: 25
– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 2015 giờ (80 tín chỉ)
– Khối lượng các môn học chung /đại cương: 560 giờ
– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1455 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 519 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1496 giờ