Giới thiệu nghề: Điện công nghiệp.
Nghề: Điện Công nghiệp (Khoa Điện – Điện tử)
Mã nghề: 6520227
Nhà D trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội
Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Điện thoại: 024 3765 3904
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương, Tốt nghiệp Trung cấp cơ sở hoặc tương đương.
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng chính quy, Trung cấp chính quy
Thời gian đào tạo: 03 năm (đối với Cao đẳng nghề), 02 năm (đối với Trung cấp nghề).
Tóm tắt chương trình đào tạo:
Chương trình khóa học bao gồm những nội dung cơ bản về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, pháp luật, giáo dục quốc phòng, an ninh. Các kiến thức cơ sở về điện và điện tử như: lí thuyết về mạch điện, điện tử cơ bản, vẽ kĩ thuật điện, vật liệu điện, khí cụ điện; kiến thức về chuyên ngành: thiết bị điện gia dụng, đo lường điện, máy điện, cung cấp điện, trang bị điện, PLC, chuyên đề lập trình cỡ nhỏ, kĩ thuật số, kĩ thuật lạnh, điều khiển điện khí nén, kĩ thuật cảm biến,truyền động điện, điện tử công suất, kĩ thuật số, vi điều khiển.
Chương trình đào tạo gồm các nội dung sau:
– Các môn học chung (theo quy định của Bộ LĐ-TB và XH)
– Các môn học cơ sở
– Các môn học chuyên môn chuyên ngành
– Thực tập tốt nghiệp
Những công việc chính sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm được:
a. Những nhiệm vụ chính:
– Thi công lắp đặt, sửa chữa, bảo trì được mạng chiếu sáng dân dụng và công nghiệp.
– Sửa chữa, bảo dưỡng các đồ điện gia dụng như: nồi cơm điện, bàn ủi điện, quạt điện, các loại ổn áp…
– Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, quấn mới các loại động cơ điện KĐB 3 pha và 1 pha, máy biến áp.
– Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều 1 pha và 3 pha.
– Thi công lắp đặt, sửa chữa và bảo trì mạch điện trong các máy công cụ.
– Lập trình, kết nối, điều khiển tự động dùng PLC, vi xử lí, khí nén – điện khí nén.
– Cài đặt, kết nối, điều khiển các loại: cảm biến, bộ biến tần, inveter, bộ điều khiển động cơ servo.
b. Yêu cầu kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính:
– Xác định vị trí lắp đặt của thiết bị điện trên sơ đồ mặt bằng.
– Tổng hợp tất cả các thiết bị đóng cắt bảo vệ và tiêu thụ điện, để lựa chọn phương án khả thi.
– Tổ chức tổ, nhóm thi công, nghiệm thu các hạng mục, công việc theo đúng yêu cầu kĩ thuật; Thực hiện thí nghiệm chất lượng vật tư, thiết bị điện theo đúng qui trình, quy phạm, xử lĩ số liệu và xuất kết quả báo cáo thí nghiệm, đầy đủ, chính xác.
– Quản lí các công trình về chiếu sáng, tủ phân phối trong công nghiệp, dân dụng theo đúng tiến độ, yêu cầu kĩ thuật.
– Lập trình, kết nối, điều khiển tự động dùng PLC, vi xử lí, khí nén – điện khí nén cho một dây chuyền sản xuất đơn giản và phức tạp.
Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi khác của sinh viên tốt nghiệp:
Sau khi học xong chương trình đào tạo này người học có khả năng:
a. Về kiến thức:
– Trình bày được cấu tạo và sơ đồ nguyên lí của các linh kiện điện tử dùng trong công nghiệp, các khí cụ điện, thiết bị điện gia dụng, máy điện đồng bộ và không đồng bộ.
– Đọc và phân tích được các bản vẽ về điện trong các công trình xây dựng dân dụng, và trong các máy công cụ.
– Trình bày được các kiến thức về hệ thống cung cấp điện, hệ thống truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng, hệ thống chống sét.
– Trình bày được các kiến thức về máy biến áp, máy điện đồng bộ và không đồng bộ, các thiết bị điều khiển điện.
– Trình bày được các kiến thức về khí nén – điện khí nén trong hệ thống tự động hóa.
– Trình bày được các kiến thức về kĩ thuật điều khiển có tiếp điểm, kĩ thuật lập trình PLC, chuyên đề lập trình cở nhỏ, kĩ thuật vi xử lí
– Trình bày được các kiến thức về điều khiển tự động, bộ biến tần, Inverter, cơ cấu truyền động Servo.
b. Về kĩ năng:
– Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo điện năng, bộ đồ nghề thợ điện.
– Sửa chữa, bảo dưỡng, quấn mới được các đồ điện gia dụng như: nồi cơm điện, bàn ủi điện, quạt điện…
– Triển khai, thi công và bảo trì các công trình chiếu sáng dân dụng và công nghiệp theo các bản vẽ thiết kế.
– Lắp đặt các khí cụ điện, sửa chữa và bảo dưỡng được tủ điện điều khiển trong các máy công cụ và dây chuyền sản xuất đơn giản.
– Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, quấn mới được các loại động cơ điện không đồng bộ 3 pha, 1 pha, máy biến áp công suất nhỏ.
– Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều một pha, ba pha.
– Lập trình điều khiển các bộ điều khiển lập trình PLC, khí nén – điện khí nén.
– Trình bày đúng và sửa chữa các hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều khiển tự động cơ bản.
– Kiểm tra đánh giá được chất lượng các loại khí cụ và thiết bị điện trước khi đưa vào sử dụng và vận hành.
c. Về thái độ:
– Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
– Nhận thức được nhu cầu học tập suốt đời.
– Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới về lĩnh vực điện công nghiệp và dân dụng
– Có năng lực thực hiện công việc được giao, liên quan đến lĩnh vực điện tử viễn thông trình độ trung cấp.
– Năng động, tự tin, cầu tiến trong công việc, hợp tác, thân thiện, khiêm tốn trong các quan hệ.
– Tự chịu trách nhiệm về chất lượng đối với kết quả công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm theo các tiêu chuẩn và chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm.
– Tác phong công nghiệp, an toàn cho người và thiết bị.
d. Về ngoại ngữ:
– Có trình độ tiếng Anh tương đương Toeic 350.
– Đọc và hiểu một phần các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành.
e. Về tin học:
– Có trình độ tin học chuẩn ICDL; Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng phổ biến như: Word, Excel …
– Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên Internet để phục vụ cho mục đích nghề nghiệp.
f. Về kĩ năng mềm:
– Kĩ năng làm việc theo nhóm.
– Kĩ năng thuyết trình.
– Kĩ năng giao tiếp.
– Kĩ năng lập kế hoạch.
– Kĩ năng ra quyết định.
Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:
– Các phân xưởng, xí nghiệp nhà máy sản xuất vừa và nhỏ trong lĩnh vực điện công nghiệp.
– Các trạm biến áp hạ áp và trạm phân phối.
– Có khả năng đảm nhiệm vị trí trưởng bộ phận kĩ thuật của một phân xưởng hoặc xí nghiệp vừa và nhỏ.
– Có khả năng trực tiếp điều hành cho một nhóm thi công, bảo trì, lắp đặt hệ thống điện cho các chung cư và các tòa nhà cao tầng.
– Có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa một dây chuyền công nghệ trong lĩnh vực tự động hóa.
– Có khả năng tham gia thiết kế, thi công cho một hệ thống cung cấp điện cho các công ty, xí nghiệp vừa và nhỏ.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
– Có khả năng tự học và tìm hiểu trong môi trường công tác để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của xã hội và phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
– Sau khi tốt nghiệp người học có thể học liên thông lên Đại học.
g. Các chứng chỉ đầu ra:
CC 1 | An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp (5S) |
CC 2 | Cơ sở nghề điện |
CC 3 | Lắp đặt HT điện dân dụng |
CC 4 | Lắp đặt HT điện công nghiệp |
CC 5 | Lắp đặt & điều khiển hệ thống điện thông minh |
CC 6 | Điều khiển lập trình PLC |
CC 7 | Tự động hóa |