
Giới thiệu nghề: Cơ điện tử.
Tên nghề: CƠ ĐIỆN TỬ (KHOA CƠ KHÍ)
Mã nghề: 6520263
Địa chỉ: Nhà C trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội
Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Điện thoại: 024 3765 3897
Trình độ đào tạo: Cao đẳng, Trung cấp
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung học cơ sở hoặc tương đương
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng Cao đẳng chính quy, Trung cấp chính quy
Chương trình đào tạo nghề Cơ điện tử, xem Tại đây
Cơ điện tử (Mechatronics Engineering) là một lĩnh vực có sự giao thoa giữa kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện và khoa học máy tính để phát triển tư duy trong thiết kế, chế tạo và vận hành máy móc, thiết bị thông minh. Đó là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội”. Với sự am hiểu về cơ khí, điện tử, tin học, và các công nghệ hiện đại… kỹ sư cơ điện tử vận dụng hệ thống điều khiển linh hoạt vào các sản phẩm cơ khí, thông qua đó, kết nối với hệ thống xử lý thông tin để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Với phương châm đào tạo gắn liền với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, mỗi moduel là một sản phẩm, mỗi bài học gắn với việc làm, thời gian thực hành chiếm tỷ lệ cao, lên tới 70%
Sinh viên học ở năm thứ nhất được trang bị kiến thức tổng quan tại phòng lý thuyết: an toàn lao động, kỹ thuật điện, vẽ kỹ thuật, điện cơ bản và vận dụng tại phòng thực hành: kỹ thuật Điện, các môn cơ bản của Điện – Điện tử, Nguội cơ bản, Tiện, Phay và Auto Cad-Inventor.
Sinh viên học lý thuyết các môn học chuyên ngành.
![]() | ![]() |
Sinh viên thực hành lắp đặt tủ điện. |
![]() | ![]() |
Sinh viên thực hành gia công trên máy vạn năng. |
Vào năm thứ hai, sinh viên được đi sâu thực hành về: Robot công nghiệp, lập trình vi điều khiển, lập trình PLC, lắp đặt vận hành trạm (điện tử, khí nén thủy lực, tiện CNC, phay CNC).
Sinh viên học thực hành Robot ABB.
Sinh viên học thực hành Khí nén- Thủy lực.
Sinh viên học lập trình điều khiển trạm Cơ điện tử sử dụng PLC và Vi điều khiển.
Sinh viên học thực hành CNC.
Năm thứ ba, sinh viên được học và làm việc tại doanh nghiệp, và được nhận lương ngay khi thực tập; có thể trở thành nhân viên chính thức của Công ty, về các lĩnh vực đã được học tại trường ở năm nhất và năm hai, bao gồm:
+ Lắp đặt tủ điện, điều khiển máy và dây chuyền tự động hóa
+ Lập trình điều khiển máy và dây truyền tự động hóa
+ Thiết kế máy và dây chuyền tự động hóa
+ QC sản phẩm trước khi bàn giao
+ Lập trình điều khiển Robot
+ Vận hành và gia công trên máy tiện CNC, máy phay CNC, máy tiện vạn năng, máy phay vạn năng.
Các sinh viên, giải thưởng tiêu biểu:
Với đội ngũ giáo viên tận tâm, nhiệt tình, có chuyên môn, hàng năm nhà trường có rất nhiều sinh viên và các giải thưởng tiêu biểu:
Sinh viên Hồ Nguyễn Tùng Dương CĐT2 K8 đạt giải nhất nghề Cơ điện tử tại kỳ thi tay nghề thành phố năm 2019, tham dự kỳ thi kỹ năng nghề Quốc gia lần thứ XI năm 2020.
Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Ly CĐT1 K8, đạt giải Nhì nghề Robot di động tại kỳ thi tay nghề Thành phố năm 2019.
Các cựu sinh viên thành đạt:
Vũ Văn Bình CĐT K3, Giám đốc, Công ty TNHH tự động hóa ATVN Việt Nam (Giải nhất kỳ thi kỹ năng nghề Quốc gia 2014 nghề Cơ điện tử).
Nguyễn Văn Tuyến CĐT K3, GĐ Công ty TNHH CNC Thiên Long Vina, CĐT K3 (Tham gia Robocon toàn quốc 2014).
Nguyễn Văn Bình CĐT K2, Trưởng bộ phận phát triển gia dụng của Công ty MUTOSI.
![]() | ![]() |
Trịnh Quang Mạnh CĐT K4, Quản lý sản xuất tại tập đoàn Unilever | Trương Văn Dũng CĐT K7, Trưởng phòng bộ phận đại diện Công ty QMS Tech |