Giới thiệu nghề: Chế tạo khuôn mẫu.
GIỚI THIỆU NGHỀ CHẾ TẠO KHUÔN MẪU
Tên nghề: Chế tạo khuôn mẫu
Mã nghề: 6520105
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng – Kỹ sư thực hành
Liên hệ: Tầng 2 nhà C – Bộ môn Cơ khí chế tạo SĐT: 0243. 7653897
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
– Kiến thức:
+ Phân tích được các dấu, ký hiệu, hình biểu diễn, quy định liên quan trên bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp, so sánh được sự khác nhau của các phương pháp chiếu góc thứ nhất và thứ ba (E và A);
+ Phân tích được công dụng, nguyên lý hoạt động của những hệ thống điều khiển tự động bằng điện, điện tử,… trong máy công cụ;
+ Trình bày được công dụng, phạm vi sử dụng các phần mềm vẽ – thiết kế 2D, 3D và các phần mềm lập trình gia công (CAM) cơ bản khi gia công khuôn;
+ Trình bày được tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí, vật liệu chế tạo khuôn và các phương pháp xử lý cơ – nhiệt để làm tăng độ bền của khuôn;
+ Giải thích được các ký hiệu về dung sai lắp ghép ghi trên bản vẽ và tính toán được: sai lệch, dung sai, kích thước của chi tiết; độ hở, độ dôi, dung sai của mối ghép theo TCVN và tiêu chuẩn ISO;
+ Trình bày và giải thích được các hiện tượng cơ lý phát sinh trong quá trình gia công: cơ khí, tia lửa điện, rèn dập, đúc kim loại, ép nhựa, ép cao su;
+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ và thiết bị đo thông dụng của nghề;
+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý, điều kiện làm việc, yêu cầu kỹ thuật của Khuôn và các chi tiết, bộ phận của khuôn;
+ Xác định được tình trạng làm việc của khuôn, hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục;
+ Phân tích được độ chính xác gia công và phương pháp đạt độ chính xác gia công;
+ Trình bày được yêu cầu, nguyên tắc, trình tự chọn chuẩn; thiết kế quy trình công nghệ, thiết kế đồ gá và dụng cụ khi gia công và lắp ráp khuôn;
+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, yêu cầu kỹ thuật, khả năng công nghệ của các loại máy cắt kim loại, máy công cụ điều khiển số, các thiết bị dập, đúc áp lực, ép nhựa, ép cao su và các trang bị, dụng cụ, đồ gá, thông dụng của nghề; các thiết bị dập, đúc áp lực, ép nhựa, ép cao su và các trang bị, dụng cụ, đồ gá, thông dụng của nghề;
+ Vận dụng các kiến thức về tổ chức sản xuất để tổ chức các nhóm làm việc độc lập có hiệu quả;
+ Trình bày được công dụng, phương pháp sử dụng được một số phần mềm văn phòng: Word, Excel…
– Kỹ năng:
+ Đọc và vẽ được bản vẽ chi tiết, sản phẩm, bản vẽ lắp ráp khuôn theo phương pháp chiếu góc thứ nhất và thứ ba (E và A);
+ Sử dụng được một số phần mềm vẽ và thiết kế 2D, 3D để thiết kế sản phẩm hoặc khuôn;
+ Sử dụng và bảo quản được các loại dụng cụ và thiết bị đo (Máy đo tọa độ, máy quét) thông dụng của nghề;
+ Đọc và lập được quy trình công nghệ chế tạo, lắp ráp hoặc sửa khuôn; Đánh giá được phương án công nghệ;
+ Lập được chương trình gia công khuôn đơn giản bằng các mã lệnh cơ bản, hoặc một số phần mềm lập trình tự động (CAM) trên các máy công cụ điều khiển số;
+ Vận hành được một số máy cắt gọt kim loại cơ bản (Phay, Tiện, Khoan, Mài vạn năng) và các máy công cụ điều khiển số (Máy tiện CNC, phay CNC, Trung tâm gia công, máy cắt dây, Máy cắt tia lửa điện…), máy ráp khuôn, máy cầm tay đúng quy trình, quy phạm, đảm bảo an toàn;
+ Gia công được các chi tiết khuôn đúng yêu cầu kỹ thuật (đạt cấp chính xác từ cấp 5 đến cấp 8, độ nhám từ Rz20 mm đến Ra 0,16 mm) và thời gian quy định;
+ Làm được công việc nguội chế tạo, lắp ráp và sửa chữa các loại khuôn đúng kỹ thuật;
+ Vận hành và thử được khuôn trên thiết bị dập, đúc, ép. Đánh giá được tình trạng kỹ thuật và phát hiện kịp thời các biểu hiện bất thường của khuôn;
+ Phát hiện được sai hỏng, sửa chữa được khuôn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
+ Sử dụng được một số phần mềm văn phòng: Word, Excel…
2. Chính trị và đạo đức; Thể chất và quốc phòng
– Chính trị, đạo đức:
+ Có kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và đường lối cách mạng của Đảng và Nhà nước;
+ Nắm được cơ bản quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân và phòng chống tham nhũng;
+ Có ý thức nghề nghiệp, kiến thức cộng đồng và tác phong làm việc công nghiệp; có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thông văn hóa dân tộc;
+ Có hiểu biết và ý thức trách nhiệm trong việc phòng chống tham nhũng;
+ Thế hiện ý thức tích cực học tập rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sản xuất;
– Thể chất, quốc phòng:
+ Có kiến thức, kỹ năng về thể dục, thể thao cần thiết;
+ Nắm được phương pháp tập luyện nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập và lao động sản xuất;
+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quốc phòng – An ninh, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội làm việc
Sau khi tốt nghiệp trình độ Cao đẳng nghề, sinh viên có thể làm việc trong lĩnh vực chế tạo, sửa chữa và thiết kế khuôn kim loại: khuôn dập, khuôn đúc kim loại, khuôn nhựa, khuôn ép cao su đơn giản.
+ Trực tiếp gia công trên các máy công cụ vạn năng và máy công cụ điều khiển số CNC;
+ Cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến Khuôn mẫu và ngành cơ khí chế tạo;
+ Tổ trưởng sản xuất, Quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh khuôn mẫu và các sản phẩm cơ khí;
+ Có khả năng tự tạo việc làm;
+ Tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
II. GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Các kỹ năng chuyên môn được đào tạo theo chuỗi các mô – đun:
STT | KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG | |
1 | Kiến thức cơ sở và chuyên ngành cho chế tạo khuôn mẫu | |
2 | Kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế 2D, 3D vào lĩnh vực thiết kế khuôn (Autocad, Inventor, NX,…) | |
3 | Kỹ năng sử dụng phần mềm đưa ra các chiến lược gia công CAM (MasterCam, PowerMill,…) | |
4 | Kỹ năng vận hành trên các máy Tiện, Phay, Bào, Mài, Khoan vạn năng. | |
5 | Kỹ năng vận hành trên các máy điều khiển số như Phay CNC, Tiện CNC, Cắt dây, Xung điện. | |
6 | Kỹ năng về hàn, nguội chế tạo, nguội lắp ráp, nguội sửa chữa khuôn. |
2. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
Phòng học thực hành | Phòng học thực hành |
Phòng thực hành thiết kế kỹ thuật cơ khí CAD | Phòng thực hành Tiện, Phay vạn năng |
Phòng thực hành gia công mài | Phòng thực hành gia công trên các máy điều khiển số CNC |
- Một số loại khuôn điển hình
a. Khuôn ép phun
Hình ảnh khuôn ghế nhựa | Hình ảnh khuôn vỏ nắp gương xe máy |
b. Khuôn thổi
Hình ảnh khuôn bình nước | Hình ảnh khuôn chai nước |
c. Khuôn đột dập
Hình ảnh khuôn đột dập |
- Phạm vi ứng dụng của ngành chế tạo khuôn mẫu
Sản phẩm của ngành chế tạo khuôn mẫu cung cấp cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: Phụ tùng phương tiện giao thông, thiết bị dân dụng, công nghiệp, cơ khí, điện tử, xây dựng,…
Thiết bị dân dụng, công nghiệp, điện tử,… | ||
Chi tiết trong xây dựng | Phụ tùng ô tô – xe máy… | |
CAM KẾT CHUẨN ĐẦU RA 100% CÓ VIỆC LÀM