Thực hiện nhiệm vụ: “Huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức nâng cao về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” (thuộc Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 – Đề án 844 của Bộ KH&CN), ngày 21/10/2022, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đã phối hợp cùng Đoàn Thanh niên (Bộ KH&CN) tổ chức: “Hội nghị kết nối DEMODAY và tổng kết nhiệm vụ huấn luyện bồi dưỡng kiến thức nâng cao về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” thuộc Đề án 844.
Nhằm phát triển Hệ sinh thái KNĐMST quốc gia nói chung và hoạt động khởi nghiệp ĐMST trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói riêng, Bộ KH&CN đã giao cho Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội phối hợp với Đoàn Thanh niên – Bộ KH&CN thực hiện nhiệm vụ “Huấn luyện bồi dưỡng kiến thức nâng cao về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”.
Lãnh đao, BCH nhà trường và BTC, các vị đại biểu, nhà đầu tư, cùng các nhóm/dự án Starup và các em sinh viên tại hội nghị.
Chương trình được diễn ra sau thành công của Hội nghị kết nối đầu tư cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thông qua hình thức trực tiếp (tại điểm cầu trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội) và trực tuyến với sự tham gia của đại diện Ban lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Sáng tạo khởi nghiệp Quốc gia, Hội đồng Kinh tế châu Âu tại Việt Nam (EEDC), Qũy Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp, giảng viên các trường thuộc hệ thống GDNN, các nhà đầu tư và các start-up, cùng đông đảo các bạn sinh viên tham dự…
Phát biểu tại Hội nghị, NGƯT. TS Phạm Xuân Khánh – Chủ tịch Hội đồng trường nhấn mạnh: “Demoday thúc đẩy triển khai các chương trình nâng cao năng lực, bồi dưỡng nhằm trang bị cho các bạn học viên kiến thức, kĩ năng cũng như kinh nghiệm cần thiết trong quá trình học tập và làm việc với nguồn vốn; là môi trường có tính cạnh tranh, thách thức giúp các đội nhóm startup thực hành gọi bốn; tăng cường kết nối các nhà start – up trẻ với nhà đầu tư trong và ngoài nước, đưa các dự án có tiềm năng đến gần với nguồn vốn hơn”.
NGƯT. TS Phạm Xuân Khánh – Chủ tịch Hội đồng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội phát biểu tại hội nghị.
“Trong khuôn khổ Hội nghị, các nhóm đã giới thiệu, quảng bá các mô hình, dự án của mình nhằm tìm kiếm nguồn vốn; các đại biểu tham dự góp ý chỉnh sửa chương trình và tài liệu đào tạo kiến thức khởi nghiệp đổi mới trong các cơ sở GDNN. Với DemoDay, các bạn sinh viên có cơ hội được thể hiện sức trẻ, tinh thần đổi mới sáng tạo, vận dụng các kiến thức, kỹ năng của mình để đưa ra sáng kiến, ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trên hết, sự kiện đã kết nối giữa các nhà startup trẻ và những nhà đầu tư trong nước và quốc tế, đưa các dự án có tiềm năng đến gần với nguồn vồn hơn”. – NGƯT. TS Phạm Xuân Khánh bày tỏ
Đồng chí Trần Xuân Bách – Bí thư Đoàn Thanh niên (Bộ KH&CN) phát biểu tại hội nghị.
Là đơn vị đồng hành tổ chức Hội nghị, đồng chí Trần Xuân Bách – Bí thư Đoàn Thanh niên (Bộ KH&CN) khẳng định: “Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa sâu sắc về đào tạo kiến thức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các cơ sở GDNN đã được Bộ KH&CN giao cho Trường và Đoàn thanh niên Bộ KHCN thực hiện. Vì vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, hai bên đã gắn kết các nguồn lực để hoàn thành mục tiêu và sức mệnh mà Bộ KH&CN giao phó.
Trong thời gian tới., Đoàn Thanh niên Bộ KH&CN sẽ tiếp tục đồng hành với nhà trường phát triển những kết quả mà nhiệm vụ mang lại, phối hợp cùng nhà trường trong quá trình kết nối thực hiện các nhiệm vụ KHCN và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp theo nhằm phát triển hoạt động NCKH và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong thanh niên và đoàn viên tại các cơ sở GDNN…”.
Các nhóm/dự án Starup được các bạn sinh viên thuyết trình tại hội nghị kết nối Demoday rất sáng tạo và sôi nổi.
Đồng chí Trần Xuân Bách – Bí thư Đoàn Thanh niên (Bộ KHCN) cũng nhận định: sự thành công Hội nghị Kết nối đầu tư – Demo Day đã đánh dấu bước nối tiếp quan trọng trong việc thưc hiện nhiệm vụ “Huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội nói riêng và hệ thống GDNN nói chung.
Hội nghị kết nối DEMODAY và tổng kết nhiệm vụ huấn luyện bồi dưỡng kiến thức nâng cao về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Chiều cùng ngày, tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, đã diễn ra “Hội nghị tổng kết và điều chỉnh khung chương trình, tài liệu đào tạo”, với sựu tham gia của lãnh đạo BGH nhà trường cùng BTC chương trình, các quý vị đại biểu và khách mời, các nhà đầu tư và các start-up, các bạn sinh viên…
Trải qua một chặng đường dài, khó khăn nhất là đối diện với đại dịch covid 19, đến nay nhiệm vụ của chương trình thuộc Đề án 844 cũng đã bước vào giai đoạn hoàn thành sứ mệnh và mục tiêu của mình. Để đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ, ngày hôm nay, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội phối hợp với Đoàn thanh niên – Bộ KH&CN và Việt Nam startup TV tổ chức: Hội nghị tổng kết và điều chỉnh khung chương trình, tài liệu đào tạo kiến thức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết, NGƯT. TS Phạm Xuân Khánh – Chủ tịch Hội đồng trường chia sẻ: “Để tiếp bước các hoạt động của nhiệm vụ, hôm nay, trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội phối hợp với Đoàn Thanh niên – Bộ KH&CN long trọng tổ chức “Hội nghị kết nối Demoday và Tổng kết nhiệm vụ Huấn luyện bồi dưỡng kiến thức nâng cao về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” với mục đích trình diễn sản phẩm của các nhóm khởi nghiệp, tổng kết nhiệm vụ và điều chỉnh khung chương trình đào tạo kiến thức khởi nghiệp ĐMST.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, kết nối và liên kết giữa các tổ chức, đơn vị khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp với các viện nghiên cứu, tổ chức chính trị – xã hội và với doanh nghiệp nhằm thực hiện hiệu quả đề án 844 của Chính phủ”.
TS. Trịnh Thị Thu Hà – Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng thương mại và du lịch Hà Nội phát biểu.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Tự Do – Nhà tư vấn huấn luyện doanh nghiệp, TGĐ Công ty CP Đồng Hành Tự Do thay mặt cho nhóm chuyên gia huấn luyện kinh doanh thực chiến, chia sẻ: về khung chương trình huấn luyện với 20% lý thuyết (là các bộ công cụ hoạch định, quản trị được cô đọng chắt lọc trong thực tế, từ kinh nghiệm làm việc của các chuyên gia nhiều năm làm việc cho các công ty trong nước, cũng như các tập đoàn đa quốc gia), 80% là phần thực hành ứng dụng trực tiếp vào các dự án tham gia huấn luyện. Có một thách thức đó là thành phần học viên chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh, đó là các em sinh viên có các dự án cần được triển khai và các giảng viên của các trường sau này sẽ huấn luyện các nhóm khởi nghiệp ở các trường, các địa phương.
“Trên tinh thần đó, chúng tôi xây dựng một chương trình về tổng quan quản trị doanh nghiệp, với các chuyên đề được cụ thể hóa qua việc thực hành liên tục để học viên nắm rõ được sự liên đới giữa các hoạt động chức năng như: chiến lược kinh doanh, marketing xây dựng chân dung khách hàng, nỗi đau của khách hàng, kênh phân phối, tính điểm hòa vốn, chỉ số tài chính, dòng tiền, xây dựng đội nhóm… Và một phần quan trọng không thể thiếu, đó xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày từ ban đầu và chân dung của một doanh nhân có tâm có tầm trong tương lai”. – ông Nguyễn Hoàng Tự Do bày tỏ.
Hội nghị có sự tham dự của các đại biểu khách mời, nhà đầu tư và chuyên gia kinh tế, kinh doanh khởi nghiệp ở nhiều đơn vị.
Thay mặt BGH nhà trường, NGƯT. TS Phạm Xuân Khánh bày tỏ trân trọng: “Ban tổ chức hy vọng rằng qua hội này sẽ phát huy và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tinh thần doanh nhân trong cán bộ, giảng viên và HSSV các trường đại học, cao đẳng và trung cấp; qua đó, mỗi nhà trường nhận thức rõ vai trò của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong môi trường giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp là rất quan trọng, có thể coi hoạt động này là một trong những giải pháp phù hợp nhằm khơi dậy tinh thần sáng tạo khởi nghiệp cho người trẻ, một cách thức ứng phó hiệu quả để tạo nên những hạt giống tốt, hình thành nên những startup giá trị và những doanh nghiệp bền vững trong chặng đường “quốc gia khởi nghiệp” của Việt Nam”.
“Thay cho lời kết, tôi xin được mượn lời của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã căn dặn HSSV trong Buổi khai mạc Cuộc thi Startup Kite năm 2020, để gửi đến các bạn HSSV tham dự Hội nghị này như sau: để Việt Nam trở thành “con Rồng” của Châu Á trong thời gian tới, thế hệ trẻ HSSV phải đi đầu, phải dựa trên khát khao, tìm tòi hiểu biết và sự dũng cảm để làm những việc chưa có nhiều người làm. Việc tham gia vào các hoạt động cồng đồng sẽ giúp cho HSSV có những ý tưởng khởi nghiệp; Khởi nghiệp lần đầu có thể thất bại, nên mỗi người phải hết sức kiên trì, nỗ lực, phấn đấu cao nhất.
BGH và BTC nhà trường, các vị đại biểu, nhà đầu tư chụp ảnh lưu niệm với các nhóm/dự án Starup của các em sinh viên.
Mỗi HSSV cần nắm tay nhau kết thành vòng tay lớn; kết nối với nhau, với nhà đầu tư, doanh nghiệp; người đi trước giúp người đi sau, cùng chia sẻ ý tưởng, rèn luyện kỹ năng mềm hay làm tốt nhất công việc của mình đang có. Việt Nam chỉ có thể giàu mạnh nếu mỗi người Việt Nam có tinh thần yêu nước và đoàn kết để cùng xây dựng đất nước”. – NGƯT. TS Phạm Xuân Khánh khẳng định.
Nguồn: hoanhap.vn
Xem Tin gốc Tại đây.