Thực hiện Kế hoạch số 47/HD-ĐUK ngày 01/3/2023 của Đảng ủy khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội về hướng dẫn: “Một số nội dung thực hiện kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2022 của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 36/KH/ĐUK ngày 11/10/2021 của Đảng ủy khối về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và xây dựng chuyên đề năm 2023; Kế hoạch 21/KH – ĐU ngày 28/4/2023 của Đảng ủy Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội về việc tổ chức Hội nghị: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và “Công tác chuyển đổi số trong Giáo dục nghề nghiệp năm 2023”; sáng nay (13/5), nhà trường tổ chức Hội nghị với sự tham gia của diễn giả: TS Lê Doãn Hợp – nguyên UV BCH Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông cùng toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động trong toàn trường.
NGƯT. TS Phạm Xuân Khánh – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường phát biểu khai mạc Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, NGƯT. TS Phạm Xuân Khánh – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường khẳng định: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã trở thành việc làm thường xuyên của nhiều tập thể, cá nhân, góp phần nhân lên cái tốt, đẩy lùi cái xấu; thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Tại nhiều đơn vị trực thuộc đã xuất hiện nhiều tấm gương cán bộ, đảng viên gương mẫu, tận tụy, đổi mới lề lối làm việc, tác phong sâu sát thực tế, nêu cao ý thức phê bình và tự phê bình. Thông qua Hội nghị, tập thể cán bộ, viên chức, người lao động sẽ tiếp tục xác định nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thời gian tới; tạo không khí tin tưởng, phấn khởi, có sức lan tỏa, để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Diễn giả: TS Lê Doãn Hợp – nguyên UV BCH Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông.
Tại Hội nghị, diễn giả: TS Lê Doãn Hợp – nguyên UV BCH Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông đã khẳng định vai trò quan trọng của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM trong toàn Đảng, toàn dân. Theo đó, vấn đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng và xã hội đã có quá trình lịch sử liên tục, lâu dài. Năm 2005, Bộ Chính trị khóa IX đã quyết định làm điểm việc tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trên cơ sở kết quả việc làm điểm, ngày 7-11-2006, Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị 06-CT/TW về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.Đại hội Đảng lần thứ XI yêu cầu đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cán bộ, đảng viên, của các chi bộ, tổ chức đảng và các tầng lớp nhân dân. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, ngày 14-5-2011, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 03-CT/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Sau 5 năm thực hiện, Chỉ thị số 03-CT/TW đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, có những đóng góp đáng khích lệ vào sự phát triển kinh tế – xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định “đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Mục đích, yêu cầu của việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được xác định cao hơn, phạm vi rộng hơn so với Chỉ thị 06-CT/TW và Chỉ thị 03-CT/TW. Trong đó, nhấn mạnh, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là về tư tưởng chính trị và các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, với trọng tâm là học tập và làm theo phong cách, tác phong Hồ Chí Minh về: dân chủ, nêu gương, quần chúng, khoa học, nói đi đôi với làm.., với mục tiêu tạo động lực mới trong việc đổi mới phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành.
Toàn cảnh Hội nghị.
Chia sẻ với Hội nghị, TS Lê Doãn Hợp đã phân tích những nội dung cơ bản trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM. Đó là việc cần thấm nhuần giá trị tư tưởng của Người qua các vấn đề cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức và phong cách như sau: Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển của dân tộc, Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của thế giới, Về vị trí của đạo đức trong đời sống xã hội và của mỗi người (về những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam: Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình; Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư và Tinh thần quốc tế trong sáng;…); về phong cách tư duy (phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại; về phong cách làm việc; phong cách diễn đạt, phong cách sinh hoạt,…)
Hội nghị còn được diễn giả phân tích thực trạng trong công tác chuyển đổi số trong GDNN năm 2023 và đề xuất nhiều giải pháp song hành.
Bên cạnh việc thấm nhuần giá trị tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động nhà trường cần nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; xây đi đôi với chống; phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Hội nghị còn được diễn giả phân tích thực trạng trong công tác chuyển đổi số trong GDNN năm 2023 và đề xuất nhiều giải pháp song hành. Theo TS Lê Doãn Hợp: “Chương trình chuyển đổi số trong GDNN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, các hoạt động GDNN trên môi trường số được đẩy mạnh, tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kĩ năng nghề, tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Chuyển đổi số được xem là xu thế tất yếu, giải pháp mang tính đột phá để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc thúc đẩy chuyển đổi số cũng đang gặp nhiều thách thức. Quán triệt, triển khai hiệu quả chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp vì vậy đang là vấn đề các cơ quan quản lý nhà nước, từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp quan tâm thực hiện.
Trung tâm TS&GQVL./.