Chiến lược phát triển đào tạo
Mục tiêu:Đào tạo lao động kĩ thuật chất lượng cao có năng lực thực hành nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỉ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ; lao động sáng tạo, có năng lực hợp tác, năng lực tự học, ngoại ngữ và tin học.Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kĩ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỉ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Đào tạo các nghề đạt đẳng cấp Quốc tế bao gồm:
Đến 2015 | Đến 2020 |
Có 05 nghề đạt cấp độ quốc tế: 1. Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm); 2. Cơ điện tử; 3. Điện tử công nghiệp; 4. Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp; 5. Thiết kế đồ họa; | Có thêm 07 nghề đạt cấp độ quốc tế: 1. Công nghệ Hàn; 2. Cắt gọt kim loại; 3. Điện công nghiệp; 4. Lập trình máy tính; 5. Quản trị mạng máy tính; 6. Quản trị doanh nghiệp; 7. Vẽ và thiết kế trên máy tính; |
+ Đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Tất cả cán bộ, công nhân viên của trường đều có trách nhiệm và được huy động trong các hoạt động phục vụ đào tạo.+ Phát triển các ngành nghề đào tạo phù hợp với đỏi hỏi thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Hà Nội về công nghệ cao phục vụ sản xuất, phục vụ phát triển công nghiệp.+ Đảm bảo tuyển sinh đủ chỉ tiêu theo cơ cấu ngành nghề đăng ký. Đổi mới công tác tuyển sinh, đảm bảo chất lượng đầu vào. Hướng tới đào tạo các lớp chất lượng cao.+ Xây dựng chuẩn đầu ra của đào tạo làm cơ sở đổi mới tổ chức quá trình đào tạo và đánh giá.+ Quy mô đào tạo của trường đựơc ổn định khoảng 6.000 học sinh/sinh viên từ năm 2014, trong đó Cao đẳng nghề là chủ yếu.
+ Đa dạng hóa loại hình và hình thức đào tạo: Đào tạo tập trung, đào tạo tại doanh nghiệp, Đào tạo bồi dưỡng theo nhu cầu.
+ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo phương pháp tích hợp.
+ Tổ chức đào tạo thí điểm theo mô hình chất lượng cao. Chuẩn hoá các chương trình dạy nghề để vừa sát hợp với nhu cầu vừa tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến theo hướng tương thích khu vực và quốc tế. Tiến tới xây dựng các nghề đào tạo đạt chuẩn Quốc tế, Khu vực và Quốc gia.
Chiến lược phát triển cơ sở vật chất
Mục tiêu
Xây dựng cơ sở vật chất của trường đạt tiêu chuẩn Trường chuẩn quốc tế của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội về tổng diện tích trường, diện tích xây dựng, diện tích giảng đường/phòng học lý thuyết, thiết bị dạy nghề, phòng thí nghiệm/phòng học thực hành, ký túc xá, cơ sở văn hoá – thể thao.
Diện tích đất tối thiểu của trường là 10 ha. Có diện tích đáp ứng yêu cầu tổ chức đào tạo, thực nghiệm cho nghề thuộc lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Giải pháp:
+ Tu bổ nâng cấp các công trình và thiết bị kỹ thuật đảm bảo theo thiết kế.
+ Mua sắm bổ sung thiết bị dụng cụ đảm bảo các hệ thống thiết bị đồng bộ, hiệu quả cao trong đào tạo theo chuẩn của từng nghề.
+ Đầu tư trang thiết bị cho các phòng thực hành, thí nghiệm, đặc biệt chú trọng các nghề mũi nhọn. Xây dựng một số xưởng thực hành kiểu mẫu đạt chuẩn quốc tế.
+ Mở rộng quan hệ với doanh nghiệp nhằm khai thác chung tài nguyên.
+ Xây dựng thư viện và nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin tạo điều kiện cho học sinh/sinh viên tiếp cận tốt với Internet phục vụ học tập.
+ Mở rộng diện tích trường đảm bảo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc tế (>10 ha)
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất tổ chức đào tạo, thực nghiệm cho nghề thuộc lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Mục tiêu:
Xây dựng, phát triển và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo yêu cầu của từng vị trí công tác trong trường, hướng tới Hội nhập Quốc tế về dạy nghề. Đảm bảo đội ngũ giáo viên chuyên sâu về lý thuyết, giỏi về thực hành, có phương pháp giảng dạy tốt, có kiến thức về tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết.
Yêu cầu về cán bộ quản lý: Có đủ năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, trình độ tin học và tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu. Đã qua công tác giảng dạy, quản lý cơ sở dạy nghề ít nhất 3 năm; có trình độ thạc sỹ chuyên ngành trở lên, đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở dạy nghề
Yêu cầu về đội ngũ giáo viên:
Đến 2015 | Đến 2020 |
– Tỷ lệ giáo viên/học sinh ≥ 1/20. – 70% giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy tích hợp. – 40% giáo viên có trình độ thạc sỹ chuyên ngành. – 100% giáo viên có trình độ ngoại ngữ Bậc 3 hoặc tương đương. | – Tỷ lệ giáo viên/học sinh ≥ 1/15. – 75% giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy tích hợp. – 50% giáo viên có trình độ thạc sỹ chuyên ngành. – 100% giáo viên có trình độ ngoại ngữ Bậc 3 hoặc tương đương, trong đó ít nhất 50% giáo viên có trình độ ngoại ngữ Bậc 4 hoặc tương đương. |
+ Tiến hành rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ.+ Quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên làm rõ số lượng, yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về lứa tuổi và giới tính của từng chuyên ngành đào tạo để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trong từng giai đoạn phát triển của Nhà trường.
+ Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;