Chọn trường, chọn nghề luôn là vấn đề nóng trước mỗi kỳ tuyển sinh. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và bạn trẻ vẫn mắc sai lầm khi chọn trường, chọn lĩnh vực để theo học. Kết quả là, nhiều trường hợp vẫn rơi vào tình trạng học…đại rồi lại lựa chọn lại.
Tốt nghiệp trường THPT Quang Trung (quận Đống Đa, TP Hà Nội) năm 2022, Trần Quốc Việt – tân SV K14 nghề Ngôn ngữ Anh (khoa Ngoại ngữ – Đào tạo quốc tế) từng xuất sắc giành 26,6 điểm tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia khối A (tổ hợp xét tuyển A01) và trúng tuyển vào một trường Đại học thuộc Top đầu của cả nước. Sau một năm học tập, em chợt nhận ra lĩnh vực mà mình theo học không phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân và em quyết định chọn lại: chọn Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội.
Từ việc chọn lĩnh vực học theo nguyện vọng gia đình …. đến việc phải lựa chọn lại.
Từng là học sinh giỏi trong những năm học THPT tại trường Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) và đạt được một số thành tích trong môn tiếng Anh nên cũng dễ hiểu vì sao tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2022, Trần Quốc Việt giành 26,6 điểm khối A (tổ hợp xét tuyển A01) với ba môn: Toán 8,8; Vật lý: 9,0 và tiếng Anh: 8,8. Kết quả đó, em ứng tuyển vào Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) và trúng tuyển vào ngành: Khoa học máy tính & Thông tin.
Tân SV K14 Ngôn ngữ Anh đạt 26,6 điểm – Trần Quốc Việt: “Không sợ chọn lại, chỉ sợ chọn sai”.
Tâm sự với chúng tôi, Quốc Việt cho biết: “Em thích tiếng Anh và bản thân muốn đăng ký vào một trường Đại học có đào tạo ngôn ngữ để được học tập đúng với thế mạnh của mình. Tuy nhiên, sau khi được gia đình hướng nghiệp, em đã chọn lĩnh vực học theo sự lựa chọn của bố mẹ“.
Một năm học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ngôi trường đầu ngành của Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học công nghệ, mang tính ứng dụng cao; thế nhưng lại không phù hợp với năng lực, sở trường của Trần Quốc Việt. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng trong học tập, cuối cùng sau một năm; Quốc Việt nhận thức rõ: ngành Khoa học máy tính & Thông tin em đang theo học là lĩnh vực mình không có tố chất và em quyết định rẽ hướng: chọn học ngôn ngữ Anh tại trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội.
Lý giải về sự lựa chọn này, Quốc Việt chia sẻ: “Em được tiếp xúc với tiếng Anh từ khá nhỏ; tiếng Anh cũng là lĩnh vực em yêu thích nhất. Em quyết định lựa chọn ngành học theo sở trường của mình để có thể phát triển tối đa năng lực bản thân. Vì hơn ai hết, em biết rõ mình giỏi gì và muốn trở thành ai trong tương lai“.
“Không sợ chọn lại, chỉ sợ chọn sai”:
Dám từ bỏ và lựa chọn lại để bắt đầu một hành trình vạn dặm mới; Trần Quốc Việt cho chúng ta thấy rằng: hiện nay thế hệ Gen Z đã và đang viết lại “luật chơi” trên hành trình nghề nghiệp của mình, điều vốn khó có thể thấy ở thế hệ đi trước; minh chứng cụ thể cho nhận định: các bạn trẻ chọn mình muốn gì, giỏi gì thay vì người khác nghĩ gì?…
Nghề Ngôn ngữ Anh (khoa Ngoại ngữ – Đào tạo Quốc tế) của nhà trường là địa chỉ được Quốc Việt “lựa chọn lại”.
Biết tới trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội thông qua một người anh họ; chàng tân sinh viên K14 nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Ngôn ngữ Anh tại HHT để viết tiếp ước mơ của mình. Với nền tảng tiếng Anh được trau dồi cùng đam mê với việc thực hành ngôn ngữ, khoa Ngoại ngữ – Đào tạo Quốc tế của nhà trường là địa chỉ được Quốc Việt “lựa chọn lại”.
Trước ngưỡng cửa chọn lĩnh vực nào để theo học? chọn trường nào để gửi gắm ước mơ? khi sự lựa chọn của bố mẹ và con cái không thống nhất; qua câu chuyện của mình; Quốc Việt chia sẻ một số quan điểm cá nhân tới các bạn trẻ như sau: (1) Thuyết phục bằng lý: Hãy tìm hiểu lý do vì sao cha mẹ lại mong muốn bạn theo học ngành đó. Khi nắm được nguyên nhân, bạn hãy đưa ra những luận cứ chắc chắn để đối lập lại, đồng thời trình bày quan điểm cá nhân và nêu rõ những lí do vì sao bạn không phù hợp với lựa chọn đó; (2) Thuyết phục bằng tình: Bạn cần thể hiện cho gia đình thấy sự nghiêm túc, tìm hiểu kỹ lưỡng về ngành nghề này trước khi quyết định lựa chọn theo đuổi. Hãy cho phụ huynh thấy rằng đây không phải đi theo xu hướng hay sự rủ rê của bạn bè. Nếu thấy được khao khát và niềm đam mê thì họ chắc chắn sẽ lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của bạn; (3) Tìm kiếm đồng minh: Anh chị trong nhà, người thân có kiến thức hoặc giáo viên chủ nhiệm có thể là một người cộng sự đắc lực. Đặc biệt, nếu nhờ được một người đang làm trong nghề mà bạn đam mê, thẩm định cho bạn về sự tương thích với nghề và trở thành người giúp mình thuyết phục cha mẹ thì tỉ lệ thành công sẽ rất cao.
Học Ngôn ngữ Anh tại HHT, cơ hội việc làm rộng mở:
Sinh viên học nghề Ngôn ngữ Anh tại trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội sẽ được thực hành tiếng Anh – loại ngôn ngữ số 1 thế giới để sinh viên làm chủ và sử dụng tiếng Anh thành thạo; đồng thời sinh viên cũng được trang bị thêm các kiến thức bổ trợ về kinh tế, tài chính ngân hàng, nhà hàng khách sạn, xuất nhập khẩu, quan hệ quốc tế,… để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
SV nghề Ngôn ngữ Anh trong bài thuyết trình giới thiệu sách.
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh sẽ được học những kiến thức chung và chuyên sâu về ngôn ngữ, văn hóa và văn học, đất nước – con người không chỉ của quốc gia sản sinh ra tiếng Anh mà của cả các quốc gia nói Tiếng Anh. Bên cạnh đó, sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Anh sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phân tích, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm; phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khỏe tốt để có thể làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh.
Ngoài ra, sinh viên còn được học tập với hệ thống phòng Lab hiện đại; thường xuyên trao đổi với giáo viên bản ngữ; thực tập tại các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước; phát triển toàn diện kỹ năng bằng cách sinh hoạt tại CLB tiếng Anh, CLB Dịch thuật,… đảo đảm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nguồn nhân lực của xã hội.
Với những gì được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc như: Biên dịch viên, phiên dịch viên trong các công ty, cơ quan ngoại giao, cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, xã hội của Việt Nam và quốc tế; dịch thuật cho các NXB, trung tâm phát hành sách, báo, tạp chí,…Chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện, thư ký, trợ lý,… trong các công ty nước ngoài; Hướng dẫn viên, chuyên viên tư vấn tại các công ty du lịch, lữ hành, nhà hàng khách sạn; Giáo viên giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Phổ thông trung học, Trung tâm ngoại ngữ,..
Trung tâm TS & GQVL./.