Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Xuân Đích, phó Cục trưởng Cục PT TT DNKH&CN vui mừng khi thấy sau gần 2 năm xúc tiến Dự án thuộc Chương trình phát triển thị trường KHCN, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đã có nhiều hoạt động NCKH và thương mại hóa sản phẩm KHCN của nhà trường. Đặc biệt, nhằm hiện thực hóa chủ trương của Chính phủ trong Chương trình phát triển thị trường KHCN, nhà trường đã ra mắt TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ HHT, cũng như gắn kết hoạt động khoa học công nghệ để chào mừng ngày SHTT Việt Nam. Và tin tưởng mô hình sẽ thành công và là hình mẫu sẽ được nhân rộng trong khối các cơ sở GDNN.

Chia sẻ với cán bộ, giảng viên và HSSV nhà trường, ông Trần Xuân Đích còn cho biết những kết quả về hoạt động của các DN KH&CN trong thời gian và vừa qua. Bên cạnh đó, ông còn cung cấp những thông tin tại Nghị định số 13/2019/NĐ-CP có những điểm mới và nổi bật nhằm thúc đẩy và phát triển DN KH&CN trong thời gian tới.

Trao đổi tại hội nghị, ông Đàm Quang Thắng – Ban cố vấn Khởi nghiệp Quốc gia cho biết, hiện nay, tại các trường cao đẳng trong cả nước đang còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận và triển khai các hoạt động NCKH và CGCN bởi vì, phần lớn các Chính sách của Chính phủ ban hành nhằm ưu tiên cho khối Đại học. Chính vì vậy, môi trường đào tạo bậc cao đẳng đã bị ngủ quên với những ý tưởng sáng tạo và sản phẩm KHCN của mình. Hiện nay, Đề án 1665 của Chính phủ về việc Hỗ trợ HSSV Khởi nghiệp và KNĐMST đang được triển khai trong một số trường cao đẳng và đại học cũng còn gặp phải một số vấn đề bất cấp và sự đồng bộ trong triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, khi ông tiếp cận với các cá nhân và nhóm KN&KNĐMST, ông đã luôn nhận được rất nhiều câu hỏi là làm sao để được tiếp cận sự hỗ trợ cho sản phẩm KHCN nhanh chóng tiếp cận được thị trường; việc cải tiến đổi mới công nghệ cho sản phẩm; định giá CN và cạnh tranh với thị trường; việc bảo hộ quyền SHTT cho sản phẩm KHCN đó….? Vì vậy, các nhà quản lý,  nghiên cứu Chính sách cũng nên chú trọng và đưa ra những Chính sách cụ thể và đồng bộ hơn nữa nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động KN&KNĐMST và thương mại hóa sản phẩm KHCN trong các trường cao đẳng, đại học nói chung và các trường cao đẳng khối ngành kỹ thuật nói riêng.

Chia sẻ với cán bộ, giảng viên và HSSV nhà trường, TS. Đặng Văn Sơn – Sáng lập Học viện Sáng tạo S3 và Ks Đỗ Hoàng Sơn – Giám đốc công ty Văn hóa Giáo dục Long Minh, quản lý Liên Minh STEM Việt Nam  cho rằng “không gì là không thể” nếu như học sinh, sinh viên các trường nghề không ngại lập trình, những hoạt động gắn với giáo dục STEM khoa học, công nghệ, lập trình điều kiển robot…thì điều đó chứng tỏ chúng ta sẽ tiếp cận sớm với cách mạng công nghiệp 4.0.

Chia sẻ về vấn đề SHTT, TS. Nguyễn Thị Hoàng Hạnh – Cục SHTT, Ths Nguyễn Tiến Quyết – Viện SHTT – Bộ KH&CN, cho biết, vai trò của SHTT trong sáng tạo và kết quả nghiên cứu của các viện, trường cao đẳng, đại học và tổ chức NCKH là rất cần thiết nhằm bảo vệ tài sản của mình, tránh vi phạm quyền của người khác; tránh được nghiên cứu trùng lặp và bảo vệ người tiêu dùng….chính vì vậy, với vai trò là cơ quan quản lý về SHTT các chuyên gia cũng đã chia sẻ các thông tin về những chính sách của chính phủ trong việc hỗ trợ việc bảo hộ quyền SHTT trong các tổ chức nghiên cứu và các viện trường; Ngoài ra, ông Nguyễn Tiến Quyết – Viện SHTT – Bộ KH&CN đã trực tiếp giới thiệu các công cụ hỗ trợ đăng ký bảo hộ và trao đổi, hướng dẫn cán bộ, giảng viên và HSSV nhà trường sử dụng các công cụ đó để đăng ký bảo hộ đối với một số sản phẩm KHCN của cán bộ, giảng viên và HSSV nhà trường nghiên cứu và chế tạo.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

Nguồn: khoinghiep.org.vn
Xem Tin gốc Tại đây