Học nghề là một trong những hướng phát triển được hầu hết đối tượng bộ đội xuất ngũ lựa chọn vì chương trình đào tạo ngắn, tiết kiệm thời gian và chi phí học tập. Sinh viên được học tập và thực hành song song ngay tại lớp nhằm nâng cao tay nghề, kỹ năng làm việc hiệu quả, tự tin ứng tuyển vào các vị trí chuyên môn trong lĩnh vực được đào tạo sau này. Tuy nhiên, bộ đội xuất ngũ nên học nghề gì để có thể kiếm được việc làm? – câu hỏi đó là sự trăn trở của không ít các bạn trẻ khi đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự với Tổ quốc, trở về địa phương.
Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Đỗ Quang Diệp chọn nghề Dịch vụ thú y tại HHT để kiến tạo tương lai.
Tốt nghiệp THPT năm 2020, không như các bạn cùng trang lứa, Đỗ Quang Diệp – SV K14 nghề Dịch vụ Thú y (quê Trực Ninh, Nam Định) xung phong “lên đường nhập ngũ”. Sau hai năm rèn luyện trong quân ngũ và hoàn thành nghĩa vụ quân sự; Quang Diệp “chông chênh” trong việc sẽ làm gì, học gì để kiến tạo tương lai của bản thân?
Tình yêu động vật thúc đẩy tương lai…
Tâm sự với chúng tôi, tân SV Quang Diệp trải lòng: “Về địa phương, em chưa biết làm gì thì được người họ hàng khuyên nên học nghề, thay vì trước mắt đi làm lao động phổ thông và giới thiệu cho em trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội. Em lập tức tìm hiểu ngay và không phân vân, do dự, em chọn nghề Dịch vụ thú y của khoa Nông nghiệp – Tài nguyên và Môi trường“.
“Chọn nghề Dịch vụ thú y vì em yêu động vật và được biết nghề mình chọn tiền thân thuộc khoa Kỹ thuật nông nghiệp – Cao đẳng Công nghệ và Môi trường Hà Nội, “cái nôi” có bề dày 60 năm truyền thống đào tạo các nghề thuộc lĩnh vực Nông nghiệp. Em tin tưởng vào quyết định của mình và sẽ thực học, thực hành để hiện thực hóa những ấp ủ, dự định của mình sau khi hoàn thành khóa học” – Quang Diệp cho biết thêm.
“Chàng lính” Đỗ Quang Diệp mong muốn sẽ thành lập được một Phòng khám thú cưng trong tương lai.
Cũng thuộc khối ngành y tế, tuy nhiên, Dịch vụ thú y lại là một nghề nhận được sự quan tâm ít hơn hẳn so với những ngành còn lại. Hầu hết các lý do đều xuất phát từ định kiến nghề của xã hội. Song thực tế, nghề Dịch vụ thú y được dự báo là một trong 15 nghề triển vọng nhất trong tương lai và xã hội rất cần nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ trong lĩnh vực này (tính đến năm 2020, khối ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp thiếu hụt đến 3,2 triệu nhân lực, trong đó, nghề Dịch vụ thú y gần như xuất hiện trong hầu hết các công tác ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp tại Việt Nam).
Chọn nghề Dịch vụ thú y (khoa Nông nghiệp – Tài nguyên – Môi trường), “chàng lính” Đỗ Quang Diệp mong muốn sẽ thành lập được một Phòng khám thú cưng trong tương lai; góp một phần nhỏ trong việc làm giảm thiểu sự thiếu hụt nguồn lao động trong lĩnh vực này.
Khoa Nông nghiệp – Tài nguyên – Môi trường
……….”cái nôi” đào tạo nghề Dịch vụ thú y:
Với bề dày 60 năm trong công tác đào tạo, khoa Nông nghiệp – Tài nguyên – Môi trường của trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội đã khẳng định được vị thế của mình trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các nhóm ngành Nông nghiệp, Tài nguyên và Môi trường.
Một tiết học của SV nghề: Dịch vụ thú y – Thực học, thực hành.
Nghề Dịch vụ Thú y của nhà trường cung cấp đội ngũ nhân lực bác sĩ, y tá thú y có chuyên môn về chẩn đoán bệnh; biết sử dụng dược phẩm, hóa chất, vac – cin phòng trị bệnh cho động vật; xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi. Ngoài ra, chương trình cũng mở rộng cho học viên những hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y – chăn nuôi cũng như kiến thức về tiếp thị, giao tế; thậm chí bao gồm cả nhiều ngành liên quan gần như chăn nuôi gia súc, thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt.
Ngoài cơ hội nghề nghiệp rộng mở, một lý do khiến nghề Dịch vụ thú y tại Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội trở nên “nóng” trong thời điểm này đến từ chính tính ứng dụng rất cao trong đời sống. Những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu sẽ giúp sinh viên có khả năng làm việc tại cơ quan thú y của nhà nước như: các trạm thú y, viện nghiên cứu…Các bác sĩ thú y cũng có thể đầu quân cho các phòng mạch hoặc bệnh viện thú cưng/ phòng xét nghiệm thú y khoa tư nhân. Nếu có điều kiện và đủ kinh nghiệm, các bác sĩ trẻ vẫn có thể tự mở các phòng khám hay bệnh viện thú y cho riêng mình.
Hiện tại, nhiều sinh viên tốt nghiệp nghề Dịch vụ thú y của trường đã làm chủ các phòng khám thú y – trung tâm chăm sóc vật nuôi với mức thu nhập hàng chục đến vài chục triệu đồng/tháng như: Phòng khám Thú y Nguyễn Lân, Phòng khám Thú y Huế Vet, Trung tâm chăm sóc vật nuôi Nhất Phong….
Trung tâm TS & GQVL./.