Giới thiệu nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật.
Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật.
Mã nghề: 5620111
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo người học nghề Trồng trọt – Bảo vệ thực vật trình độ Cao đẳng chính quy có kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cần thiết tương xứng với trình độ đào tạo trong lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
Đồng thời có năng lực làm việc độc lập, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm và đơn vị nơi công tác; Có khả năng tự học tập và học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.
1.2. Mục tiêu cụ thể
– Về kiến thức chuyên môn
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về: sinh lý thực vật, giống cây trồng; đất, phân bón;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây trồng quan trọng có tính phổ biến như: cây rau, cây lương thực, cây ăn quả;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về côn trùng, bệnh cây và các loại sâu bệnh hại phổ biến quan trọng trên cây trồng;
+ Trình bày được nội dung kiến thức cơ bản về các loại thuốc bảo vệ thực vật; hiểu rõ tác động, độ độc của từng loại thuốc, cách dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh đối với cây trồng;
+ Nắm vững các điều lệ qui định của nhà nước về quản lý, sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật.
– Về kỹ năng nghề nghiệp
+ Thực hiện thành thạo các thao tác làm đất, lên luống, xử lý hạt giống, gieo ươm, giâm cành, chiết, ghép cây trồng và chăm sóc cây;
+ Điều tra phát hiện các loại sâu bệnh gây hại phổ biến trên cây trồng và ngoài đồng ruộng;
+ Nhận biết triệu chứng sâu bệnh hại trên cây trồng và áp dụng biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả;
+ Sử dụng thuốc đúng loại, đúng qui cách và sử dụng phun thuốc phòng chống sâu bệnh cho cây trồng;
+ Vận dụng được một số biện pháp phòng ngừa và dập tắt dịch sâu bệnh.
1.3. Cơ hội nghề nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các nông trường, trạm trại, hợp tác xã, phòng nông nghiệp; các trung tâm, trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật; các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật.