Sự phát triển nhanh chóng của đổi mới công nghệ đã biến đổi thế giới một cách mạnh mẽ đồng thời đại dịch Covid – 19 xảy ra trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực trong đó có giáo dục. Tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Chính phủ đã xác định giáo dục, y tế là những lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số, cho thấy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn có tác động lan tỏa rất lớn đối với sự phát triển của đất nước. Theo trang oecd.org và ec.europa.eu thì đây là xu thế chung của thời đại mà Báo cáo Toàn cảnh Giáo dục số OECD năm 2021 (OECD Digital Education Outlook 2021) hay Kế hoạch Hành động Giáo dục số 2021 – 2027 (Digital Education Action Plan 2021-2027) đã chỉ ra.
Chính phủ khẳng định chuyển đổi số là bước đi chiến lược để cải thiện vị trí nền giáo dục các quốc gia trong so sánh tương quan với khu vực, góp phần làm thay đổi xã hội và môi trường đào tạo, sự tiến hóa công nghệ, văn hóa giáo dục thay đổi, nhu cầu đào tạo những nguồn lực có kỹ năng kỹ thuật số yêu cầu càng cao hơn của hệ thống giáo dục đã buộc các hệ thống giáo dục cần đưa ra nhiều giải pháp thay đổi trong phương pháp giảng dạy, công cụ giảng dạy và nâng cao cơ sở vật chất của họ để bắt kịp với nhu cầu nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động.
Hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục và các trường học phải áp dụng giảng dạy online trong suốt thời gian của đại dịch Covid – 19, phải triển khai nhiều phương pháp giảng dạy trực tuyến nhưng đã gặp phải nhiều thách thức về đổi mới ứng dụng công nghệ, cách đánh giá năng lực của giảng viên và sự tiếp thu của học viên mặc dù một số cơ sở giáo dục đã áp dụng công nghệ vào giảng dạy trực tuyến từ nhiều năm trước đây tuy nhiên vẫn còn khá nhiều trường chưa quen với hình thức đào tạo này, hoặc cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin chưa đảm bảo để thực hiện giảng dạy trực tuyến một cách có hiệu quả, và phát huy được năng lực của người học.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã làm ảnh hưởng thay đổi xã hội với nhiều khó khăn thách thức. Sự nỗ lực của hệ thống giáo dục để theo kịp sự phát triển này và tầm ảnh hưởng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước là hết sức cấp bách và là chiến lược lâu dài để phát triển nền giáo dục nước ta do vậy động lực chính để chuyển đổi số là nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng kỳ vọng của phụ huynh và học sinh, chỉ số tăng trưởng và đổi mới mô hình đào tạo nhằm thay đổi sự phản kháng về văn hóa và hành vi trong việc tiếp nhận phương thức giảng dạy mới, bổ sung kiến thức thực tế về xu hướng kỹ thuật số của các nhà chuyên gia và đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao năng lực đào tạo và đạt được các kỹ năng mới để đáp ứng yêu cầu mới của thị trường lao động đồng thời có thể tham gia vào các dự án nghiên cứu về đổi mới sáng tạo trong giáo dục đối với sự phát triển của đất nước, tạo ra sự khác biệt về chất lượng đào tạo khoa học kỹ thuật, tính linh hoạt trong giáo trình và khả năng thích ứng với sự thay đổi của hệ thống giáo dục trên thế giới nhằm tạo ra một nguồn nhân lực dồi dào để đáp ứng nhu cầu cung cấp cho thị trường lao động khó tính trong tương lai.
Hệ thống giáo dục hiện nay phải chịu nhiều áp lực về sự phát triển bền vững, ổn định tài chính, khả năng cạnh tranh toàn cầu của thị trường giáo dục cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nền giáo dục nước nhà. Hệ thống giáo dục của đất nước cũng đang dần đi đến con đường tự chủ trong giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh hơn, cạnh tranh công bằng hơn về chất lượng đào tạo và danh tiếng của các trường đại học đã dẫn đến sự đòi hỏi hệ thống giáo dục từ cấp cơ sở đến đại học phải chứng minh được chất lượng giáo dục, tìm ra các giải pháp nâng cao sự tiến bộ trong học tập kỹ năng của sinh viên, sự hài lòng trong việc trải nghiệm thực tiễn trong khi còn ngồi ghế nhà trường, chất lượng giảng dạy, đổi mới trong phương pháp giảng dạy và xếp hạng chất lượng đào tạo, kiểm định theo tiêu chuẩn chung của thế giới, chính vì tất cả những thay đổi đó đã chứng minh việc số hóa ngành giáo dục là vấn đề then chốt, đặc biệt là làm thế nào để việc áp dụng được công nghệ trong quản trị hoạch định chính sách đào tạo, ứng dụng hệ thống ERP trong quản lý giáo dục để tập trung phát triển vào các mục tiêu cụ thể từ các báo cáo phân tích của hệ thống quản trị từ đó, có thể định hướng ứng dụng công nghệ trong lớp học nhằm quản lý đội ngũ giảng viên theo chỉ số KPIs trong việc đánh giá chất lượng giảng viên, xây dựng cơ sở vật chất lớp học, công cụ giảng dạy với hệ thông phòng thí nghiệm thông minh, phòng thí nghiệm ảo hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy lý thuyết phải đi đôi với thực tiễn, ứng dụng công nghệ trong phương pháp giảng dạy như xây dựng các lớp học thông minh nhằm tạo ra bước đột phá mới trong việc dạy học, kiểm tra, số hóa tài liệu giảng dạy như sách giáo khoa, bài giảng điện tử, kho bài giảng (e-learning), ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, thư viện số, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các trường đại học ảo (cyber university).
Do vậy, chuyển đổi số trong giáo dục là một cuộc cách mạng trong việc xây dưng chiến lược cạnh tranh trong giáo dục và đổi mới sáng tạo, sự phát triển của công nghệ sẽ tạo điều kiên thuận lợi cho đội ngũ giảng viên tiếp cận được nhiều nguồn tài nguyên và hướng tới sự thành công trong đào tạo trực tuyến là là phương pháp đào tạo tuyêt vời, trình độ cao hơn trong lĩnh vực giáo dục vì có thể đào tạo nguồn nhân lực đa dạng, có năng lực tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới với tất cả các trường đại học, thúc đẩy giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên trong kỷ nguyên số một cách dễ dàng, thuận lợi và chỉ khi chuyển đổi số giáo dục thành công chúng ta mới có được nền tảng công nghệ giáo dục vững chắc để từ đó hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng mục tiêu phát triển của đất nước thành quốc gia công nghiệp hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045 như Văn kiện Đại Hội 13 của Đảng đã xác định./.
Nguồn: doanhnghiepthuonghieu.vn